Bìm Bôi hoa vàng (Merremia boisiana) xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này xác định đặc điểm phân bố, những tác động đến sinh cảnh và con đường phát tán của loài. Hoạt động nghiên cứu thực địa gồm: Điều tra theo tuyến, lập ô tiêu chuẩn trên các dạng sinh cảnh khác nhau đã xác định được 12 loài, bao gồm 5 loài ngoại lai xâm hại và 7 loài thực vật xâm lấn. | Đặc điểm phân bố mức độ tác động và con đường phát tán của loài Bìm Bôi hoa vàng Merremia boisiana tại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế - HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE amp TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4 2 -2020 1960-1969 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TÁN CỦA LOÀI BÌM BÔI HOA VÀNG Merremia boisiana TẠI HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Hợi Trần Minh Đức Trần Nam Thắng Hồ Đăng Nguyên Đinh Diễn Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế Tác giả liên hệ nguyenhoi@ Nhận bài 19 04 2020 Hoàn thành phản biện 15 05 2020 Chấp nhận bài 18 06 2020 TÓM TẮT Bìm Bôi hoa vàng Merremia boisiana xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này xác định đặc điểm phân bố những tác động đến sinh cảnh và con đường phát tán của loài. Hoạt động nghiên cứu thực địa gồm điều tra theo tuyến lập ô tiêu chuẩn trên các dạng sinh cảnh khác nhau đã xác định được 12 loài bao gồm 5 loài ngoại lai xâm hại và 7 loài thực vật xâm lấn. Trong đó tác động ảnh hưởng lớn nhất đến sinh cảnh rừng là loài Bìm bôi hoa vàng. Loài này có mặt trên hầu hết các dạng sinh cảnh và chỉ không thấy xuất hiện ở rừng giàu. Loài phân bố theo cụm chủ yếu là cây trưởng thành đường kính gốc bình quân 4 5 cm chiều dài thân chính 20 - 30 m. Chúng đang tạo ra một hệ lụy kép có lợi cho bản thân và gây hại cho các loài sống cùng trong sinh cảnh. Trong sinh cảnh có loài này sinh sống có sự suy giảm đáng kể về lượng cây gỗ tái sinh triển vọng. Ngoài ra chúng còn tạo ra những điều kiện bất lợi khác như tăng gấp hai lần lượng vật rơi rụng tăng chênh lệch về biên độ ánh sáng gấp 3 lần tăng tỷ lệ các sinh vật phụ sinh và phân hủy gấp 3 4 lần so với những nơi không bị che phủ. Loài này có thể phát tán nhờ gió nhờ nước nhờ động vật nhờ hoạt động của con người và còn có khả năng tự phát tán