Một số suy nghĩ về tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Nội dung chính của bài báo này trình bày vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp để tăng tính ổn định và bền vững khi gia nhập WTO là chủ đề được đề cập đến. | MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TĂNG CƯỜNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO Trần Tiến Khai Trần Tiến Khai 2007 . Một số suy nghĩ về tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Báo cáo tham luận. Hội thảo Khoa học. trang 40-45. Kỷ yếu Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ lần thứ 4-2007. Chuyên đề Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập WTO. Vĩnh Long ngày 29 04 2007. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới World Trade Organization . Trong quá trình hội nhập sắp tới ngoài những thuận lợi trong thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới Việt Nam như là một nước đang phát triển và chưa có một nền kinh tế thị trường thật sự sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Nông nghiệp là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay dân số nông thôn chiếm đến 60 7 dân số quốc gia ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56 8 người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20 9 GDP quốc gia. Vì vậy bất kỳ tác động nào của việc gia nhập WTO đến vấn đề nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh hưởng lớn lao và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển và có nền nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia chỉ ra rằng những khó khăn này hết sức quan trọng Nguyễn Trọng Hoài amp Võ Tất Thắng 2006 . Mehico khi tham gia vào WTO và áp dụng chính sách tự do hóa nhanh chóng đã phải đối mặt với vấn đề nông sản lương thực giá rẻ đặc biệt là ngô nhập khẩu ồ ạt từ Mỹ làm tổn hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực nội địa. Hàng triệu nông dân sản xuất lương thực trở nên nghèo khổ thiếu an ninh lương thực. Tương tự Ấn Độ đã gặp phải tình trạng sản xuất nông sản khó khăn hơn khó cạnh tranh hơn lợi nhuận sụt giảm và. Đồng thời tăng trưởng năng suất và chất lượng nông sản trở thành thách thức quá lớn của ngành nông nghiệp Ấn Độ. Hậu quả là tỷ trọng hàng nông nghiệp trong xuất khẩu bị .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.