Bài viết tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc đĩa giai đoạn trôi nổi nhằm tìm ra được khoảng độ mặn và các loại thức ăn phù hợp góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ống trùng khi chuyển sang giai đoạn sống bám. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4 2020 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG ỐC ĐĨA Nerita balteata Reeve 1855 GIAI ĐOẠN TRÔI NỔI EFFECTS OF SALINITY AND FOOD ON GROWTH SURVIVAL RATE OF MANGROVE SNAIL Nerita balteata Reeve 1885 AT THE VELIGER LARVAE STAGE Vũ Trọng Đại1 và PhạmThị Khanh1 Viện Nuôi Trồng Thủy sản Trường Đại học Nha Trang 1 Tác giả liên hệ Vũ Trọng Đại Email daivt@ Ngày nhận bài 16 11 2020 Ngày phản biện thông qua 28 12 2020 Ngày duyệt đăng 31 12 2020 TÓM TẮT Ốc đĩa N. balteata là đối tượng hải đặc sản của vùng biển tỉnh Quảng Ninh với giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Mặc dù đã sản xuất giống thành công nhưng tỷ lệ sống của ấu trùng và con giống còn thấp đặc biệt ở giai đoạn trôi nổi chuyển sang sống đáy. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc đĩa ở giai đoạn ấu trùng trôi nổi được thực hiện tại Quảng Ninh nhằm tìm ra được khoảng độ mặn và loại thức ăn thích hợp nhất cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng của ấu trùng ốc đĩa giai đoạn trôi nổi là 25 ppt với sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất 8 99 0 4 µm ngày và tỷ lệ sống đạt 54 11 2 37 . Khẩu phần thức ăn là tảo tươi kết hợp thức ăn tổng hợp là thích hợp nhất cho sinh trưởng của ấu trùng ốc đĩa tăng trưởng tuyệt đối đạt 10 35 0 51 µm ngày tỷ lệ sống đạt 58 50 3 04 . Vì thế nghiên cứu này cho thấy ấu trùng ốc đĩa ở giai đoạn trôi nổi có thể nuôi ở điều kiện độ mặn 25 ppt và thức ăn là tảo tươi kết hợp thức ăn tổng hợp cho sinh trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. Từ khóa ấu trùng trôi nổi độ mặn ốc đĩa thức ăn sinh trưởng ABSTRACT Mangrove snail N. balteata is a potential aquaculture species with high nutritional and economic value. Although the artificial seeds production of this species have been successful but still having problems as low survival rate in the process by veliger larvae are transformed into spat larvae. .