Trên cơ sở phân tích thực trạng GDĐĐST cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thời gian qua, bài viết bước đầu đề xuất và kiến nghị một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐST cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thời gian tới. | 162 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SV. Lê Vũ Cảnh SV. Huỳnh Thị Kiều SV. Dương Trọng Nghĩa ThS. Đỗ Duy Tú Tóm tắt. Giáo dục đạo đức sinh thái GDĐĐST cho sinh viên Việt Nam nói chung sinh viên Đại học Đồng Tháp nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng đúng đắn để sinh viên nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sinh thái hình thành hành vi đạo đức sinh thái tự giác trong cuộc sống góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. Trên cơ sở phân tích thực trạng GDĐĐST cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thời gian qua bài viết bước đầu đề xuất và kiến nghị một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐST cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thời gian tới. Từ khóa Đạo đức sinh thái giáo dục đạo đức sinh thái giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên sinh viên trường Đại học Đồng Tháp 1. Đặt vấn đề Trong thời đại ngày nay môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu đặt các quốc gia trước những thách thức không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội. Qua 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao. Tuy nhiên quá trình CNH HĐH với mặt trái của nó đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái khả năng tự phục hồi của tự nhiên không cân bằng được so với mức độ khai thác của con người. Tình trạng cạn kiệt lãng phí tài nguyên không chỉ tạo ra những trở ngại cho tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đó có lực lượng sinh viên. Bởi sinh viên là lực lượng đông đảo có học thức có trình độ nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới trong tương lai gần họ sẽ trở thành lực lượng lao động chất lượng cao góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế văn hoá-xã hội của đất nước. Do đó