Bài viết này sẽ lần lượt nghiên cứu từng chỉ tiêu trên để đánh giá chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây. Phần cuối, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong dài hạn để đổi mới mô hình tăng trưởng và gia tăng chất lượng tăng trưởng. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 02. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 . Phạm Hồng Chương ThS. Nguyễn Quỳnh Trang Tóm tắt Cũng như nhiều năm gần đây chất lượng tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng đến từ tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng dù có cải thiện nhưng còn chậm và ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. Thách thức với nền kinh tế còn rất lớn bao gồm sức ép đuổi kịp và bắt nhịp với phát triển kinh tế toàn cầu vượt lên nguy cơ tụt hậu trong Cách mạng công nghiệp giải phóng tiềm lực bị hạn chế bởi hệ thống hạ tầng và vốn con người mối đe dọa toàn cầu về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Từ khóa Tăng trưởng kinh tế chất lượng tăng trưởng năng suất lao động năng lực cạnh tranh Do tác động của đại dịch COVID-19 qua các cơ chế tổng cung - tổng cầu và các kênh trực tiếp - gián tiếp kinh tế Việt Nam năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 2 91 thấp nhất trong gần 2 thập niên gần đây giảm rất sâu so với mức tăng trưởng 7 02 năm 2019. Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực trượt dài trong tăng trưởng âm. Trong bối cảnh đó việc đánh giá lại chất lượng tăng trưởng của Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị dài hạn có ý nghĩa quan trọng để nhìn nhận được nền tảng của nền kinh tế. Chất lượng tăng trưởng có thể được thể hiện ở tính hiệu quả và bền vững của nền kinh tế thông qua các yếu tố gồm hiệu quả tăng trưởng vai trò của đổi mới sáng tạo cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế đi đôi với môi trường bền vững. Bài viết này sẽ lần lượt nghiên cứu từng chỉ tiêu trên để đánh giá chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây. Phần cuối các tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong dài hạn để đổi mới mô hình tăng trưởng và gia tăng chất lượng tăng .