Phần 2 của tài liệu Pháp luật cho mọi người - Tập 1: Báo cáo của Ủy ban Trao quyền pháp lý cho người nghèo có nội dung gồm 3 chương đề cập về việc trao quyền pháp lý là đường lối chính trị khôn ngoan và đường lối kinh tế hữu hiệu, nghị trình cho thay đổi, các chiến lược thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo. | Trao quyền pháp lý là đường lối chính trị Chương 3 khôn ngoan và đường lối kinh tế hữu hiệu Ở nhiều nước những phần tử giàu có đầy quyền lực thường khống chế đường lối chính trị và không gian kinh tế. Chính sách công và những kết quả của nó thường được quyết định bởi quyền lợi của họ chứ không phải bởi quyền lợi của đa số dân nghèo những người đang phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh. Những bất bình đẳng về kinh tế và chính trị này có xu thế ngày càng sâu sắc hơn do hệ thống pháp luật và thiết chế không công bằng thiếu năng lực và dân nghèo thì không có khả năng tiếp cận công lý. Tình trạng này không chỉ là bất công nó còn là biểu hiện của sự thiển cận. Có thể nó giúp dân giàu ăn trên ngồi chốc vào lúc này nhưng với cái giá phải trả rất lớn. Nó ăn mòn quyền lực nhà nước làm chững lại sự tăng trưởng kinh tế và nhen nhóm tình trạng bất ổn. Tham nhũng và cho thuê cắt cổ đặc biệt tai hại47. Trong một số trường hợp tệ hại nhất các nhà nước thất bại lao vào xung đột đâm chém nhau. Nhưng thậm chí ở những nước nơi vấn đề chưa xấu đi tới mức như vậy thì những hệ thống bất công làm gây hại tới nền an ninh và hạn chế cơ hội cuối cùng rồi cũng sẽ gây hại không chỉ cho dân nghèo mà cho toàn xã hội kể cả các phần tử ưu tú. Trao quyền pháp lý là đường lối chính trị khôn ngoan Những nơi luật pháp và thể chế chính thức không phục vụ nhu cầu của dân nghèo thì đường lối chính trị bị thu hút về phía các kênh không chính thức. Khi các Chính phủ không có khả năng hoặc không sẵn sàng bảo hộ và tạo cơ hội cho tất cả mọi người thì tính hợp pháp và liên quan của hệ thống tri thức thường bị bài mòn đi. Vậy là một cái vòng luẩn quẩn hình thành với sự mục rữa của các thiết chế pháp luật và sự gia tăng của các giao dịch phi chính thức mang tính chất tạm bợ. Chúng tuỳ thuộc vào nhau. Nhà nước dần dần trở nên trống rỗng còn xã hội thì bị phân hoá. Trong tình huống xấu nhất nền kinh tế quốc dân sẽ bị đình đốn. Tình trạng rối ren trong xã hội sẽ nung nấu chờ thời cơ bột phát. Còn tính hợp pháp