Bài viết tập trung làm rõ về thực trạng sử dụng bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của Mĩ trong thời gian chiến tranh từ năm 1965 đến năm 1973; Từ đó đưa ra những nhận xét hậu quả về kinh tế, vật chất, con người và môi trường mà vùng đất Quảng Trị đã phải gánh chịu. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2021 Volume 66 Issue 3 pp. 127-135 This paper is available online at http THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC MĨ SỬ DỤNG BOM MÌN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 1965-1973 Nguyễn Văn Nam Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975 đế quốc Mĩ đã huy động tiềm lực kinh tế quân sự khổng lồ từ những vũ khí thông thường cho đến những vũ khí hiện đại nhất để áp dụng thí điểm ở Việt Nam. Đối với địa bàn tỉnh Quảng Trị do vị trí chiến lược quan trọng nên đế quốc Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã bố trí lực lượng quân sự đông đảo và sử dụng những loại vũ khí hiện đại bậc nhất với khối lượng bom mìn rất lớn nhiều thủ đoạn đánh phá ác liệt khiến Quảng Trị trở thành địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của bom mìn Mĩ trong chiến tranh. Bài viết tập trung làm rõ về thực trạng sử dụng bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của Mĩ trong thời gian chiến tranh từ năm 1965 đến năm 1973 từ đó đưa ra những nhận xét hậu quả về kinh tế vật chất con người và môi trường mà vùng đất Quảng Trị đã phải gánh chịu. Từ khóa Thực trạng hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Trị chiến tranh Việt Nam. 1. Mở đầu Ngày 21 7 1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết vĩ tuyến 17 được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Theo đó tỉnh Quảng Trị bị chia thành hai vùng phía bắc sông Bến Hải phía Bắc huyện Vĩnh Linh gồm 17 xã đồng bằng và 6 xã miền núi do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lí và vùng phía Nam sông Bến Hải do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lí. Như vậy Quảng Trị trở thành đầu cầu của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với tiền tuyến lớn miền Nam đang trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm lược. Quảng Trị là địa phương có các tuyến đường Trường Sơn 559 và Quốc lộ số 9 nối thông với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng nhiều tuyến đường chiến lược quan trọng khác. Với vị trí quan trọng của Quảng