Nội dung bài báo trình bày chuẩn mực kế toán là cần thiết cho việc thực hiện công tác kế toán, là yêu cầu không thể thiếu được trong việc quản lý, điều hành thống nhất công tác kế toán. Việc xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam không chỉ tạo dựng một khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính mà quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận quốc tế đối với kế toán Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. | n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr ng ë ViÖt Nam SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ Ths. Bùi Thị Bích Hảo Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu việc lập báo cáo tài chính BCTC theo Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập BCTC của các công ty niêm yết trong nước. Ở Châu Âu 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ SEC đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Chuẩn mực kế toán CMKT là những quy định hướng dẫn về các nguyên tắc và phương pháp kế toán làm cơ sở cho việc đánh giá ghi nhận và trình bày BCTC. CMKT là cần thiết cho việc thực hiện công tác kế toán là yêu cầu không thể thiếu được trong việc quản lý điều hành thống nhất công tác kế toán. Việc xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam không chỉ tạo dựng một khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán tạo môi trường kinh tế bình đẳng làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính mà quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận quốc tế đối với kế toán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Các CMKT Việt Nam VAS đã xây dựng một phần dựa trên các CMKT quốc tế IAS và được sửa đổi bổ sung để có thể phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy 2 hệ thống chuẩn mực này có những nét tương đồng nhưng có những nét rất khác nhau. Sự khác nhau của 2 hệ thống có thể được chia ra làm 3 nội dung như sau Thứ nhất IAS không bắt buộc về hình thức như biểu mẫu báo cáo thống nhất hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hình thức sổ kế toán mẫu các chứng từ gốc thống nhất Khác với VAS IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa phương pháp làm cách trình bày và