Hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế so sánh với luật sáng chế Hoa Kỳ

Bài viết bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phát sinh khi hội đủ ba điều kiện cơ bản: phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong đó, hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật chính là yếu tố tác động dẫn đến thiệt hại phải được bồi thường. Mời các bạn cùng tham khảo! | HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ Lê Thị Ngọc Trâm Học viên cao học trường Đại học Luật Chí Minh TÓM TẮT Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phát sinh khi hội đủ ba điều kiện cơ bản phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong đó hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật chính là yếu tố tác động dẫn đến thiệt hại phải được bồi thường. Tuy nhiên quy định hiện nay về hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chủ yếu chế tài các hành vi xâm phạm trực tiếp. Thực tế ngoài hành vi xâm phạm trực tiếp còn có hành vi xâm phạm gián tiếp cần phải nghiên cứu. Vì thế việc nghiên cứu không chỉ được rút ra từ hoạt động áp dụng pháp luật thực tiễn mà còn trên cơ sở so sánh với pháp luật các quốc gia trên thế giới mà điển hình là so sánh với Luật Sáng chế Hoa Kỳ. Từ khóa Hành vi trái pháp luật mối quan hệ nhân quả sáng chế. 1. HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Hành vi gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể được hiểu là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể52 . Như vậy hành vi trái pháp luật làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là vi phạm pháp luật và xâm phạm đến những quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể thể hiện dưới hai dạng thức cơ bản là hành động hoặc không hành động. Hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế khi có đủ các căn cứ như sau 1. Một là sáng chế bị xem xét là đối tượng đang trong thời gian được

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.