Nghiên cứu này khái quát xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế và giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên thuyết lợi thế so sánh để xác định vùng kinh tế, ngành kinh tế, ngành sản phẩm, chuỗi giá trị sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh làm cơ sở để có những chính sách, chủ trương, hỗ trợ phát triển thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian đến. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM DỰA TRÊN LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH TS. Phạm Quang Tín Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tinpq@ quangtindn@ TÓM TẮT Nghiên cứu này khái quát xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế và giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên thuyết lợi thế so sánh để xác định vùng kinh tế ngành kinh tế ngành sản phẩm chuỗi giá trị sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh làm cơ sở để có những chính sách chủ trương hỗ trợ phát triển thúc đẩy tăng trương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian đến. Từ khóa Lợi thế so sánh ngành kinh tế ngành sản phẩm chuỗi giá trị. 1. Giới thiệu vấn đề Từ đại hội Đảng lần thứ VI 1986 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế theo hướng phát triển nhóm công nghiệp đã được khẳng định bằng văn kiện đại hội đảng trong kế hoạch 5 năm 1986- 1990 Ổn định tình hình kinh tế - xã hội và xây dựng những tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa . Tiếp theo chủ trương phát triển nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hóa được thể hiện trong các văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII 1991 VIII 1996 cho đến đại hội lần thứ XII 2016 đều xác định chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa chủ trương của Đảng Công nghiệp hóa rút ngắn theo hướng hiện đại coi đây là phương thức khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế . Từ những chủ trương đường lối đã được Đảng thông qua bằng các văn bản của các kỳ đại hội đảng toàn quốc Chính phủ và các cấp lãnh đạo đã hiện thực hóa bằng hàng loạt các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ hơn so với các nhóm ngành nông- lâm thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả minh chứng thực nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2017 đã phần nào cho thấy sự thành công của các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu