Bài viết trình bày kết quả áp dụng chỉ số LVI để đánh giá định lượng tính dễ bị tổn thương (TDBTT) do biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) tại 03 huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nơi có Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha–Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận là một trong những khu Di sản Thiên nhiên Thế giới. | TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại ba huyện Minh Hóa Bố Trạch và Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình Mai Thị Huyền1 Trần Thanh Lâm1 Bùi Thế Đồi2 Hà Quang Anh3 Phùng Ngọc Trường4 Phạm Văn Toản4 Nguyễn Thị Xuân Thắng5 Trần Bình Minh6 1 Viện Khoa học Môi trường và Biến Đổi khí hậu maihuyenhus@ lamiesccvn@ 2 Trường Đại học Lâm nghiệp doibt@ 3 Trung tâm bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các bon thấp qanhsilvi@ 4 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường ngoctruongrpe@ quangtoan9622@ 5 Bộ Công Thương ntxthang@ 6 Viện Ứng dụng Công nghệ minh07111996@ Tác giả liên hệ maihuyenhus@ Tel 84 973365348 Ban Biên tập nhận bài 8 12 2021 Ngày phản biện xong 11 1 2022 Ngày đăng bài 25 3 2022 Tóm tắt Bài báo trình bày kết quả áp dụng chỉ số LVI để đánh giá định lượng tính dễ bị tổn thương TDBTT do biến đổi khí hậu BĐKH đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số DTTS tại 03 huyện Minh Hóa Bố Trạch Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình nơi có Vườn Quốc gia VQG Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là một trong những khu Di sản Thiên nhiên Thế giới. Bộ chỉ số được xây dựng gồm 64 yếu tố phụ 07 yếu tố chính Thảm họa tự nhiên và BĐKH E hiện trạng chăm sóc sức khỏe S1 hiện trạng cung cấp thực phẩm S2 tiếp cận các tiện nghi S3 hiện trạng sinh kế AC1 dân số xã hội AC2 hỗ trợ cộng đồng AC3 và 03 nhóm cấu thành theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH IPCC mức độ phơi bày E Exposure mức độ nhạy cảm S Sensitivity khả năng thích ứng AC Adaptive Capacity . Kết quả cho thấy tác động của BĐKH đến cộng đồng DTTS khu vực nghiên cứu là khá lớn nhưng AC chưa thật sự đáp ứng được những diễn biến khó đoán định của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan . Việc áp dụng LVI sẽ hỗ trợ cơ quan quản lý nhà hoạch định chính sách giám sát diễn biến TDBTT làm cơ sở đề xuất xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy đa dạng hóa sinh kế nâng cao khả