Đề tài nghiên cứu hai hình thức tái chế rác thải đó là tận dụng rác thải hữu cơ làm phân compost và chất tẩy rửa sinh học tại Quảng Nam. Đối với hình thức tận dụng rác làm compost, chúng tôi nghiên cứu mô hình ủ composting liên tục và phương pháp ủ theo mẻ. | Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học TẬN DỤNG RÁC THẢI LÀM PHÂN COMPOST VÀ CHẤT TẨY RỬA SINH HỌC TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Hoàng Long Trần Đình Chiến Nguyễn Thị Tiên Đoàn Thị Huệ Võ Thị Tú Trinh Trường Đại học Quảng Nam Tác giả liên lạc hoanglong4511@ TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu hai hình thức tái chế rác thải đó là tận dụng rác thải hữu cơ làm phân compost và chất tẩy rửa sinh học tại Quảng Nam. Đối với hình thức tận dụng rác làm compost chúng tôi nghiên cứu mô hình ủ composting liên tục và phương pháp ủ theo mẻ. Kết quả cho thấy sử dụng mô hình ủ phân hữu cơ composting liên tục sẽ cho ra nhiều phân hơn và liên tục cứ sau 14 ngày. Ngoài ra qua kiểm tóa n lượng rác tại các hộ gia đình trong một tuần có thể tận dụng kg rác hữu cơ để làm phân compost. Qua thử nghiệm 3 công thức để lên men trong để tạo chất tẩy rửa sinh học thì CT 3 gồm 10 lít nước 1 kg đường nâu 3 kg Rác 50 vỏ dứa 30 vỏ trái cây 20 quả bồ hòn có mức độ làm sạch cao và an toàn cho người sử dụng. Qua khảo sát phản hồi dùng thử của sinh viên ở Ký túc xá trường thì 70 sinh viên hài lòng về sản phẩm 75 trả lời sạch khi rửa chén bát lau sàn. Bước đầu sản phẩm chất tẩy rửa sinh học đã có chất lượng tốt giúp bảo vệ môi trường góp phần giảm sử dụng hóa chất độc hại. Từ khóa Phân compost chất tẩy rửa sinh học rác thải rác hữu cơ lên men. RECYCLING OF ORGANIC WASTE TO MAKE COMPOST AND BIOLOGICAL DETERGENTS IN TAM KY PROVINCE QUANG NAM PROVINCE Nguyen Hoang Long Tran Dinh Chien Nguyen Thi Tien Doan Thi Hue Vo Thi Tu Trinh Quang Nam University Corresponding Author hoanglong4511@ ABSTRACT The research on two forms of waste recycling is to utilize organic waste for compost and bio-cleaner in Quang Nam. For the composting of waste we studied the continuous composting and compost in batches methods. The results show that the use of continuous composting gives more organic fertilizer and produces more organic fertilizer every 14 days. In