Bài viết này nhằm trình bày các biện pháp quản lí lớp học với sự vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội. Để đề xuất các biện pháp quản lí lớp dành cho giáo viên tiểu học thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học, các đặc trưng của quan điểm kiến tạo xã hội được sử dụng làm nền tảng cho tiếp cận vấn đề và lí thuyết về quản lí lớp được sử dụng làm khung cơ sở khoa học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2022 Volume 67 Issue 1 pp. 64-73 This paper is available online at http VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO XÃ HỘI VÀO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ LỚP Ở TIỂU HỌC Ngô Vũ Thu Hằng Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này nhằm trình bày các biện pháp quản lí lớp học với sự vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội. Để đề xuất các biện pháp quản lí lớp dành cho giáo viên tiểu học thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học các đặc trưng của quan điểm kiến tạo xã hội được sử dụng làm nền tảng cho tiếp cận vấn đề và lí thuyết về quản lí lớp được sử dụng làm khung cơ sở khoa học. Có 3 biện pháp quản lí lớp chính được đề xuất với các hoạt động cụ thể được đưa ra bao gồm Thiết lập môi trường lớp học tích cực Đẩy mạnh vai trò giáo viên kiến tạo xã hội Tổ chức và phối hợp các lực lượng giáo dục. Các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện với sự tập trung tìm hiểu về việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí lớp ở thực tế nhà trường phổ thông đánh giá các mức độ tác động hiệu quả của chúng từ đó đưa ra được những khuyến nghị cho việc thực hiện các biện pháp quản lí lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học. Từ khoá kiến tạo xã hội quản lí lớp tiểu học giáo viên biện pháp. 1. Mở đầu Làm thế nào để có thể phát triển một đứa trẻ một cách tốt nhất là câu hỏi khiến nhiều nhà nghiên cứu giáo dục GD phải trăn trở suy nghĩ để tìm kiếm các câu trả lời từ đó thúc đẩy sự ra đời của nhiều nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao chất lượng GD. Thực tế cho thấy quan niệm về GD như thế nào sẽ chi phối việc thực hiện hoạt động GD trong thực tiễn như thế ấy. Trải qua các thời kì với những đặc điểm và sự phát triển khác nhau về khoa học văn hóa xã hội quan niệm về hoạt động GD cũng đã có nhiều sự thay đổi. Quan điểm kiến tạo xã hội KTXH được phát triển dựa trên những thành tựu về khoa học nhận thức và GD đã và đang ngày càng trở .