Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Japonica ĐS3 trong vụ Xuân 2020 tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa

Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Japonica ĐS3 trong vụ Xuân 2020 tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA JAPONICA ĐS3 TRONG VỤ XUÂN 2020 TẠI HUYỆN HOẰNG HOÁ TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Vân1 Tống Văn Giang1 Đàm Hương Giang1 TÓM TẮT Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa Japonica ĐS3 trong vụ Xuân 2020 tại huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 4 công thức được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB diện tích ô thí nghiệm 20 m2 5 x 4 m tổng diện tích thí nghiệm 240 m2 không kể diện tích bờ ngăn và diện tích bảo vệ . Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng 1 0 tấn phân hữu cơ vi sinh sông Gianh ha CT2 năng suất thực thu 7 32 tấn ha và hiệu quả kinh tế đạt giá trị cao nhất 20 50 triệu đồng ha ở mức xác suất có ý nghĩa với 0 38 tấn ha. Từ khóa Kỹ thuật thâm canh phân hữu cơ vi sinh giống lúa Japonica ĐS3 năng suất. 1. ĐĂT VẤN ĐỀ Cây lúa Oryza sativa L. là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực và các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững. Ở Thanh Hóa cây lúa là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng tại các vùng đồng bằng. Những năm gần đây cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và thực hiện thay đổi cơ cấu phân bón đã tạo ra những bước đột phá trong năng suất thâm canh cây lúa. Tuy nhiên việc quá lạm dụng đạm để tăng năng suất lúa nói chung và đặc biệt là lúa chất lượng đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường làm cho đất ngày càng xấu đi. Mặt khác bón quá nhiều đạm cũng làm cho sâu bệnh ngày càng phát triển nên làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Hơn nữa với việc giá cả phân đạm ngày càng tăng thì việc bón đạm quá nhiều còn làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Để hạn chế việc bón đạm với liều lượng cao trong nhiều năm gần đây chúng ta đã nghiên cứu sản xuất và đưa vào sử dụng nhiều loại phân bón .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    76    2    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.