Tác phẩm Ban thành đại đáp của Liên Đình Tôn Thất Lạc Chi ra đời vào đầu thế kỷ XX là cuốn sách địa phương chí viết về Buôn Ma Thuột. Việc tìm hiểu vùng đất này qua lăng kính nghiên cứu về hình thức, nội dung, tác giả của tác phẩm là điều cần thiết, góp phần khắc họa rõ nét hơn diện mạo về một khu vực trên miền Cao nguyên, từ đó, giúp người đọc phần nào hiểu hơn về văn hóa bản địa. | 38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI DIỆN MẠO BUÔN MA THUỘT QUA TÁC PHẨM BAN THÀNH ĐẠI ĐÁP Ngô Thị Thanh Tâm Viện Nghiên cứu Hán Nôm Tóm tắt Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc tỉnh Đăk Lăk nằm ở vị trí trung tâm của Tây Nguyên. Nơi đây là một trong những địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số chứa đựng những nét đặc trưng tiêu biểu về tính chất địa lý lịch sử phong tục tập quán. Tác phẩm Ban thành đại đáp của Liên Đình Tôn Thất Lạc Chi ra đời vào đầu thế kỷ XX là cuốn sách địa phương chí viết về Buôn Ma Thuột. Việc tìm hiểu vùng đất này qua lăng kính nghiên cứu về hình thức nội dung tác giả của tác phẩm là điều cần thiết góp phần khắc họa rõ nét hơn diện mạo về một khu vực trên miền Cao nguyên từ đó giúp người đọc phần nào hiểu hơn về văn hóa bản địa. Từ khóa Ban thành đại đáp Buôn Ma Thuột Cao nguyên Tôn Thất Lạc Chi Tây Nguyên. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Ngô Thị Thanh Tâm Email ttlhang@. 1. MỞ ĐẦU Tây Nguyên là cái nôi của không gian văn hóa cồng chiêng nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Trong đó Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc tỉnh Đắc Lắc nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên đồng thời là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều nét đặc trưng về nếp sống văn hóa địa lí lịch sử của miền Thượng. Do đó vùng Tây Nguyên nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng thu hút nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa nhân học dân tộc học trong nước và nước ngoài quan tâm tìm hiểu từ đó đã hình thành nên nhiều công trình có giá trị trong nước và của người nước ngoài viết về vùng đất Cao nguyên. Tiêu biểu về công trình của người nước ngoài đáng kể và chủ yếu là của các tác giả người Pháp như Henri Maitre Jacques Dourne1 Về công trình trong nước 1 Có thể nói số người nước ngoài viết về Tây Nguyên cho đến nay không ít trong đó nhiều nhất là người Pháp với hàng loạt tác phẩm như Dân làng Hồ Les sauvages Bahnars 1873 của P. Dourisboure Vùng người Bahnar hoang