Nghiên cứu ntiến hành khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của các nhà văn thuộc văn đoàn với mong muốn chỉ ra những đóng góp của họ đối với việc hiện đại hóa thể tiểu thuyết trên một số phương diện cơ bản: nội dung tư tưởng, đề tài, nhân vật | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 55 2021 5 TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VỚI TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Đào Thị Hải Thanh Viện Văn học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng diễn ra một cách nhanh chóng mà Tự lực văn đoàn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của các nhà văn thuộc văn đoàn với mong muốn chỉ ra những đóng góp của họ đối với việc hiện đại hóa thể tiểu thuyết trên một số phương diện cơ bản nội dung tư tưởng đề tài nhân vật Trong đó một trong những điều làm nên giá trị của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chính là việc các nhà văn đã nhìn ra và quan tâm từ rất sớm đến vấn đề khai phóng cá nhân tôn trọng quyền sống quyền yêu đương hạnh phúc và trước hết là quyền được là chính mình của mỗi con người. Từ khóa Văn học Việt Nam trước 1945 Tự lực văn đoàn hiện đại hóa tính nhân bản. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm Email haithanhvvh@ 1. MỞ ĐẦU Những năm đầu thế kỷ XX quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra vô cùng nhanh chóng. Năm 1917 trên báo Nam phong học giả Phạm Quỳnh từng phải than phiền có nước mà không có văn 1 vậy mà chỉ trên dưới ba mươi năm đã phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trở thành một nền văn xuôi phong phú đạt tới mức độ hoàn chỉnh và thực sự hiện đại ở nhiều thể loại 2. Riêng với tiểu thuyết trong một khoảng thời gian ngắn từ chỗ còn thưa thớt ít ỏi đã nhanh chóng xuất hiện đội ngũ nhà văn tài năng ngày càng đông đảo. Ở miền Nam Hồ Biểu Chánh được xem là gương mặt tiêu biểu là nhà tiểu thuyết tiên phong của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông chủ yếu viết theo khuynh hướng đạo lí mang đậm màu sắc địa phương phản ánh hiện thực đời sống và tính cách của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ bằng một giọng văn .