Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài viết này tập trung vào phân tích và làm rõ khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trực tuyến và rút ra nhưng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trực tuyến. | GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Duy Thanh Nguyễn Duy Phương TÓM TẮT Trong bối cảnh của cuộc cách mạng và hội nhập kinh tế quốc tế lĩnh vực thương mại điện tử TMĐT đang được phát triển rộng rãi ở Việt Nam. Giống như hoạt động thương mại truyền thống trong TMĐT cũng phát sinh các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia quan hệ thương mại. Do đó cần phải có những phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với tính chất của TMĐT. Giải quyết tranh chấp trực trực tuyến được coi là phương thức thích hợp nhất để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ TMĐT. Tuy nhiên cho tới nay vẫn ở Việt Nam chưa có một khung pháp luật đồng bộ điều chỉnh về giải quyết tranh chấp trực tuyến. Thông qua việc nghiên cứu giải quyết tranh chấp TMĐT bằng phương thức trực tuyến của một số nước trên thế giới bài viết này tập trung vào phân tích và làm rõ khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trực tuyến và rút ra nhưng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trực tuyến. Từ khóa Thương mại điện tử TMĐT tranh chấp TMĐT giải quyết tranh chấp trực tuyến ODR 1. Khái niệm tranh chấp thương mại điện tử Trên thế giới hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ tranh chấp thương mại . Tuy nhiên hầu hết các quan điểm đều nhìn nhận những xung đột về lợi ích kinh tế trong quan hệ kinh doanh thương mại là tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo đó tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là sự bất đồng mâu thuẫn xung đột về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh liên quan đến lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại. ThS. Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Luật Đại học Huế Email thanhnd@ PGS TS. Trường Đại học Luật Đại học Huế Email phuongnd@ 185 Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm tranh chấp thương mại tuy theo quy định tại Điều 238 Luật Thương mại .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.