Bài viết hướng đến mục đích trọng tâm là làm rõ một đặc trưng nổi bật trong phong cách trào phúng bộc trực, sâu cay của nhà thơ. Ngoài ra, bài viết còn đóng góp về mặt tư liệu, sưu tầm các sáng tác thơ Nôm trào phúng của Học Lạc đang có xu hướng bị thất truyền hoặc bị dân gian hóa từ trước đến nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 4 2022 590-601 Vol. 19 No. 4 2022 590-601 ISSN Website http https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu SẮC THÁI TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ NÔM TRÀO PHÚNG HỌC LẠC Nguyễn Hữu Rạng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Hữu Rạng Email 4401601040@ Ngày nhận bài 14-11-2021 ngày nhận bài sửa 17-02-2022 ngày duyệt đăng 21-4-2022 TÓM TẮT Học Lạc là một trong những nhà thơ Nam Bộ xuất sắc với dòng thơ Nôm trào phúng qua nhiều đóng góp nổi bật trên thi đàn trung đại dân tộc vào nửa cuối thế kỉ XIX. Bằng phương pháp nghiên cứu phong cách học và phân tích cấu trúc bài viết phân tích sắc thái tiếng cười một nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ trào phúng của ông. Sắc thái tiếng cười trong thơ Nôm trào phúng của Học Lạc xuất hiện với ba đặc điểm tiếng cười kín đáo thâm trầm tiếng cười đốp chát bộc trực và tiếng cười chua chát tiếc nuối. Từ đó bài viết hướng đến mục đích trọng tâm là làm rõ một đặc trưng nổi bật trong phong cách trào phúng bộc trực sâu cay của nhà thơ. Ngoài ra bài viết còn đóng góp về mặt tư liệu sưu tầm các sáng tác thơ Nôm trào phúng của Học Lạc đang có xu hướng bị thất truyền hoặc bị dân gian hóa từ trước đến nay. Từ khóa phong cách nghệ thuật Học Lạc thơ Nôm trào phúng sắc thái tiếng cười 1. Đặt vấn đề Học Lạc được biết đến là một trong những hiện tượng trào phúng xuất sắc của dòng thơ Nôm truyền thống trên thi đàn dân tộc nửa cuối thế kỉ XIX. Nếu như ở đất Bắc Hà người đương thời thường biết đến Nguyễn Khuyến với chất giọng trào phúng mang sắc thái thâm trầm từng trải của một lão nông ngoảnh mặt nhưng chưa thể dứt khoát với thế cuộc hay một Trần Tế Xương với chất giọng trào phúng mang sắc thái bộc trực trước cảnh nhiễu nhương đầy biến loạn của xã hội giao thời Tây Tàu nhốn nháo thì ở đất Nam Bộ Học Lạc lại ghi dấu ấn trong lòng công