Tiêu chuẩn đối với hòa giải viên theo Luật hòa giải đối thoại tòa án năm 2020

Bài viết này nhằm mục đích xem xét các khả năng và hạn chế của hòa giải viên trong thực hiện công tác hoà giải theo Luật hoà giải đối thoại toà án năm 2020 thông qua việc bình luận, phân tích luật và so sánh với thực tiễn công tác hoà giải của một số quốc gia trên thế giới. | TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI HOÀ GIẢI VIÊN THEO LUẬT HOÀ GIẢI ĐỐI THOẠI TOÀ ÁN NĂM 2020 Nguyễn Thị Thuý Hằng Hồ Minh Thành TÓM TẮT Hòa giải tại Tòa án là hoạt động do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định. Để hoàn thành tốt hoạt động này hoà giải viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó tiêu chuẩn đối với hoà giải viên là một vấn đề được tranh luận sôi nổi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết này nhằm mục đích xem xét các khả năng và hạn chế của hòa giải viên trong thực hiện công tác hoà giải theo Luật hoà giải đối thoại toà án năm 2020 thông qua việc bình luận phân tích luật và so sánh với thực tiễn công tác hoà giải của một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa hoà giải hoà giải viên tiêu chuẩn trợ giúp pháp lý Đặt vấn đề Cùng với xu thế phát triển của xã hội các tranh chấp dân sự hành chính trong đời sống ngày càng có chiều hướng gia tăng về cả số lượng và tính chất phức tạp. Khi việc sử dụng hòa giải bùng nổ phổ biến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ hòa giải đã trở thành một thách thức ngày càng rõ ràng. Hành vi của hòa giải viên trước hoặc sau khi hòa giải là những hoạt động quan trọng cho việc hoà giải giữa các bên tranh chấp. Trước khi hòa giải một hòa giải viên cung cấp thông tin để các bên lựa chọn. Sau khi hòa giải một hòa giải viên vi phạm bảo mật có thể phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý. Do đó tiêu chuẩn đối với hoà giải viên là một vấn đề được tranh luận sôi nổi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. TS. GV Khoa Luật dân sự Trường Đại học Luật Đại học Huế Email hangntt@ ThS. GV Khoa Luật dân sự Trường Đại học Luật Đại học Huế Email thanhhm@ 123 Tại Việt Nam ngày 16 6 2020 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật hòa giải đối thoại có hiệu lực từ ngày 01 01 2021. Sự ra đời của Luật HGĐT được đánh giá sẽ từng bước giảm tải được áp lực công việc cho các cơ quan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.