Đề xuất được bộ tiêu chí về hệ thống canh tác, quy mô đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, chế độ tưới tiêu trong quy hoạch, thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, đáp ứng cơ giới hóa sản xuất, canh tác thâm canh, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nước phục vụ xây dựng nông thôn mới. | Thông tin chung Tên Đề tài Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quy hoạch thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa gắn với xây dựng nông thôn mới tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Thời gian thực hiện 2015-2016 Cơ quan chủ trì Viện Nước tưới tiêu và Môi trường Chủ nhiệm đề tài PGS. TS Đoàn Doãn Tuấn ĐTDĐ Email TÓM TẮT Việt Nam được đánh giá là nước có lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong sản xuất lúa gạo điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho sản xuất lúa nông dân có kinh nghiệm trồng lúa với nền văn hóa lúa nước từ lâu đời. Cây lúa luôn là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Diện tích trồng lúa nước ta đã giữ ở mức 7 triệu ha năm trong suốt hơn 10 năm gần đây tăng lên chủ yếu do tăng diện tích vụ Thu đông ở ĐBSCL năm 2012 diện tích trồng lúa đã lên tới trên 7 6 triệu ha. Theo quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp giữ quỹ đất lúa lúa đến năm 2020 là 3 812 triệu ha trong đó đất 2 vụ lúa trở lên khoảng 3 2 triệu ha áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 45 triệu tấn thóc. Do diện tích nhỏ lẻ manh mún nên việc xây dựng cánh đồng lớn tại ĐB Sông Hồng luôn gắn với dồn điền đổi thửa. Từ năm 2009 đến nay thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới các địa phương đã đồng loạt triển khai công tác dồn điền đổi thửa nên nhìn chung cấu trúc đồng ruộng ở ĐBSH đã được cải thiện nhiều so với trước năm 2000 diện tích trung bình các thửa ruộng lớn hơn gấp 3-5 lần. Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô diện tích đất lúa bình quân 1 hộ tương đối lớn với số hộ có diện tích trên ha chiếm trên 60 là lợi thế để xây dựng cánh đồng lớn . Hiện tại các khu ruộng được quy hoạch với chiều rộng dựa vào khoảng cách của hai kênh nội đồng cấp III và chiều dài là khoảng cách giữa hai kênh cấp trên. Trung bình khoảng cách giữa các kênh cấp III khoảng 300-600m. Chiều dài khu ruộng là ranh giới giữa kênh cấp II và đê bao vùng khoảng cách từ .