Năm 2018, cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Trong khi nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở lớn, do đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam ở cả hai góc độ, trực tiếp và gián tiếp. Bài viết sẽ tập trung trình bày về diễn biến cuộc chiến và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam xét trong ngắn hạn và dài hạn. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA . CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM NĂM 2018 ThS. Đỗ Mỹ Dung Tóm tắt Năm 2018 cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Trong khi nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở lớn do đó cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam ở cả hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Bài viết sẽ tập trung trình bày về diễn biến cuộc chiến và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam xét trong ngắn hạn và dài hạn. Từ khóa Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thuế quan công nghệ ZTE Huawei. 1. DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là một trong những vấn đề đáng chú ý nhất trong năm 2018. Một cuộc điều tra của Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ USTR xác định rằng nhiều hành động chính sách và thực tiễn của chính phủ Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ sở hữu trí tuệ và đổi mới là không hợp lý hoặc mang tính phân biệt đối xử tạo gánh nặng hoặc hạn chế thương mại Mỹ. Đặc biệt Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 84 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng hơn chính quyền của Tổng thống Trump và bản báo cáo của USTR đã cáo buộc Trung Quốc bóp méo các thị trường và có chính sách sở hữu trí tuệ không công bằng làm tổn hại các doanh nghiệp Mỹ. Mỹ chỉ trích Trung Quốc thực thi chính sách thương mại không công bằng. Trong khi Trung Quốc có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua M amp A IPO như Alibaba Tencent Huawei. thì các doanh nghiệp nước ngoài lại có rào cản. Ví dụ như doanh nghiệp ngành ô tô của Mỹ muốn thâm nhập vào thị trường 1 4 tỷ dân của Trung Quốc thì bắt buộc phải cam kết liên doanh với đối tác nội địa để làm ăn tại đại lục và phải chuyển giao công nghệ như BMW Toyota Ford. Còn ngành công nghệ thì doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ tại Trung Quốc. Điều này mở cửa cho các công ty của .