Dựa trên những đánh giá về thực trạng, bài viết "Giải pháp phát triển du lịch bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập" đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tiêu biểu là Tạo cơ chế, chính sách và triển khai quy hoạch phát triển du lịch bền vững; Nâng cao công tác bảo vệ môi trường cho du lịch bền vững; Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực; Đẩy mạnh công tác giáo dục cộng đồng và nâng cao điều kiện an ninh, an toàn; Đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm đặc thù và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho du lịch; Đẩy mạnh công tác liên kết vùng và quảng bá cho du lịch. | GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Nguyễn Quyết Thắng Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Hutech Email thang1410@ Ngày nhận 24 3 2017 Ngày nhận bản sửa 12 4 2017 Ngày duyệt đăng 25 5 2017 Tóm tắt Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập hiện nay có vai trò quan trọng đối với Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mekong. Trong những năm qua Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có sự phát triển du lịch nhanh chóng số lượng khách đến vùng tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 2016 là 16 năm. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như việc đầu tư nhiều nơi vẫn chưa thực sự hiệu quả chưa khai thác hết tiềm năng hợp tác của các địa phương vấn đề về xử lý môi trường của nhiều đơn vị du lịch chưa tốt việc phát triển sản phẩm của Vùng vẫn bị trùng lắp Dựa trên việc đánh giá thực trạng và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng Bài viết đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững của Vùng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Từ khóa bối cảnh hội nhập yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch bền vững thực trạng và giải pháp Vùng đồng bằng sông Cửu Long. SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT FOR THE MEKONG DELTA IN THE CONTEXT OF INTERGRATION. Abstract Promoting sustainable tourism development in the Mekong Delta in the context of integration is now important to Vietnam and Mekong sub-region countries. In the past years the Mekong Delta has rapidly grown in the term of tourism and the number of visitors has increased significantly over the years with an average growth rate of 16 per year in the period of 2012 - 2016. However there are still shortcomings to overcome such as investment in many places is not really effective we have not fully exploited the cooperation potentials of localities the issue of environmental treatment of many tourism units is not good .