Công nhận SRI là Tiến bộ kỹ thuật: Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007)

Bài viết "Công nhận SRI là Tiến bộ kỹ thuật" giới thiệu tới người đọc các nội dung sau: Nguồn gốc hình thành và phát triển Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, Quá trình hình thành và phát triển SRI tại Việt Nam, Nguyên tắc cơ bản của SRI áp dụng trên lúa cấy và trên lúa gieo thẳng, Kết quả ứng dụng SRI, Phát triển các sáng kiến ứng dụng SRI, Các chủ trương - chính sách của Bộ ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng SRI từ 2007 đến nay, Giải thưởng cho sản phẩm khoa học đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Mời bạn tham khảo chi tiết. | SYSTEM OF RICE INTENSIFICATION IN VIETNAM A DECADE JOURNEY QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số 3062 QĐ-BNN-KHCN ngày 15 10 2007 về việc công nhận SRI là Tiến bộ kỹ thuật Báo cáo trình bày tại Sự kiện Hành trình 10 năm SRI tại Việt Nam Hồ Núi Cốc Praza Tp. Thái Nguyên 27-28 9 2016 Ngô Tiến Dũng Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và PTNT . Hoàng Văn Phụ Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế - Đại Học Thái Nguyên Điều phối viên Mạng lưới SRI Việt Nam I. Nguồn gốc hình thành và phát triển Hệ thống thâm canh lúa cải tiến System Rice Intensification SRI Hệ thống canh tác lúa cải tiến System Rice Intensification - SRI đã được Linh mục Henri de Laulanié SJ nghiên cứu từ đầu thập kỷ 1980. Ông đã dành 34 năm làm việc cùng với nông dân Madagascar để cải tiến nông nghiệp của họ đặc biệt là sản xuất lúa vì gạo là lương thực chính của Madagascar. Mặc dù SRI đã được biết đến năm 1983 nhưng phải mất một thời gian SRI mới thực sự được tin tưởng vì làm tăng hiệu quả sản xuất lúa. Năm 1990 ông cùng với đồng nghiệp thành lập Hiệp hội Tefy Saina để cùng nông dân các tổ chức NGO khác và các chuyên gia nông nghiệp để cải tiến sản xuất và sinh kế nông thôn ở đây. Năm 1994 Tefy Saina bắt đầu hợp tác với GS. Norman Uphoff giám đốc Học Viện Quốc tế Cornell về Thực phẩm Nông nghiệp và Phát triển CIIFAD Cornell University USA nhằm giúp nông dân sống ở ngoại vi Vườn Quốc gia Ranomafana tìm giải pháp thay thế tập quán đốt nương làm rẫy. Ở vùng này năng xuất lúa bấy giờ chỉ đạt 2 tấn ha vụ vì vậy người dân đã phải đốt rừng làm rẫy để đảm bảo lương thực. SRI được tập huấn cho nông dân áp dụng đã làm tăng năng suất lên 8 tấn ha tình trạng phá rừng để sản xuất đã được kiểm soát. Cùng thời điểm ấy một dự án của Pháp về cải thiện hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ có áp dụng SRI năng suất lúa đã đạt 8 tấn ha trong khi đó canh tác truyền thống chỉ đạt 2 5 tấn ha và có sử dụng phân bón khoáng chỉ đạt 3 7 tấn ha . Từ đó SRI đã nhanh chóng được lan truyền đến các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.