Bài giảng Xác suất thống kê - Chương 4: Lý thuyết mẫu. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm đám đông và mẫu; các phương pháp mô tả mẫu; các đặc trưng mẫu quan trọng; quy luật phân phối của một số thống kê mẫu; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | CHƯƠNG 4 LÝ THUYẾT MẪU Chương 4 LÝ THUYẾT MẪU 1. Khái niệm đám đông và mẫu. 2. Các phương pháp mô tả mẫu. 3. Các đặc trưng mẫu quan trọng. 4. Quy luật phân phối của một số thống kê mẫu Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Đám đông Nghiên cứu một hay nhiều dấu hiệu thể hiện trên tập gồm N phần tử tập này được gọi là đám đông N là kích thước của đám đông. Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Đám đông Dấu hiệu X cần nghiên cứu là một ĐLNN và được gọi là ĐLNN gốc phân phối của X được gọi là phân phối lý thuyết tham số của X được gọi là tham số của đám đông hay tham số lý thuyết. Chú ý Dấu hiệu cần nghiên cứu là định tính hoặc định lượng. N thường lớn và có thể coi là vô hạn. Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Đám đông Ví dụ 1 Cần nghiên cứu thu nhập của các hộ dân tại một xã có 3000 hộ. Dấu hiệu cần nghiên cứu thu nhập của các hộ gia đình Đám đông 3000 hộ gia đình tại xã đó. Kích thước đám đông N 3000 Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Đám đông Ví dụ 2 Cần nghiên cứu trọng lượng của loại sản phẩm do một máy tự động sản xuất Dấu hiệu cần nghiên cứu trọng lượng của sản phẩm Đám đông tất cả các sản phẩm do máy đã đang và sẽ sản xuất. Kích thước đám đông N Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Mẫu Để nghiên cứu dấu hiệu X ta cần điều tra toàn bộ phần tử của đám đông tuy nhiên điều đó thường không thực hiện được vì N quá lớn hoặc vô hạn Các phần tử bị phá hủy khi nghiên cứu. Rất tốn kém về thời gian và công sức. Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Mẫu Từ đám đông ta chọn ra một tập hợp gồm n phần tử để nghiên cứu thì tập hợp này được gọi là mẫu. Trong đó n là kích thước của mẫu. Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Các phương pháp chọn mẫu Một số phương pháp chọn mẫu - Chọn ngẫu nhiên đơn giản có hoàn lại - Mẫu lặp 1 - Chọn ngẫu nhiên đơn giản không hoàn lại - Mẫu không lặp 2 - Chọn mẫu máy móc. - Chọn mẫu điển hình. Chương 4 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU Các phương pháp chọn mẫu Chú ý Khi mẫu có kích thước