Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Tô Hoài khi viết về con người Tây Bắc. Nhan đề Vợ chồng A Phủ là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, tạo sự chú ý, kích thích hứng thú, bao quát chủ đề của tác phẩm. Với bài văn mẫu "Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ" sẽ giúp các em nhỏ hiểu thêm về ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, thông qua đó rèn luyện và trau dồi kỹ năng viết văn. | Văn mẫu lớp 12 Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ chồng A Phủ ngắn gọn Bài làm mẫu 1 Vợ chồng A Phủ Tô Hoài cũng là một nhan đề có vẻ bình thường. Song thực ra không phải là không có gì để khai thác Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt họ đã đến với nhau và trở thành Vợ chồng A Phủ quá trình trở thành vợ chồng của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng. Bài làm mẫu 2 Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt họ đã đến với nhau và trở thành vợ chồng. Quá trình trở thành vợ chồng của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng. Ánh sáng của cách mạng đã giải thoát hai con người ra khỏi ách thống trị của thống lí Pá Tra. Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ chồng A Phủ chi tiết Bài làm mẫu 1 Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc 1953 của nhà văn Tô Hoài. Nhan đề của tác phẩm được đặt theo tên một nhân vật trong truyện nhân vật A Phủ nhưng lại bao hàm trong đó được cả hai nhân vật chính của chuyện cụm từ vợ chồng - mối quan hệ trong xã hội - bao gồm cả A Phủ và Mị . Văn mẫu lớp 12 Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ Nội dung truyện kể về cuộc đời của Mị. Trong truyện A Phủ và Mị vốn không hề quen biết nhưng lại gặp nhau tại nhà thống lý Pá Trá. Mỗi người một cảnh ngộ khác nhau. Mị chịu kiếp con dâu gạt nợ còn A Phủ chịu kiếp thân trâu thân ngựa - bòn rút sức lao động để trả nợ cho thống lý. Chính nhờ sự gặp gỡ với A Phủ và quyết định giải thoát cho A Phủ mà Mị cũng có dũng khí giải thoát cho chính mình. Quá trình trở thành vợ chồng của họ cũng chính là quá trình đi từ bóng tối ra ánh sáng. A Phủ đã đem Mị đến với ánh sáng của sự sống. Họ tìm đến với ánh sáng của cách mạng - cuộc đời của cả hai thay đổi. Như vậy đây là một nhan đề có tính khái quát .