"Mở đầu về sóng cơ, phương trình sóng cơ" là tài liệu môn Vật lý được biên soạn giúp các em học sinh nắm được kiến thức về sóng cơ, vận dụng giải bài tập thông qua các câu hỏi trắc nghiệm có trong bài. Hi vọng với tài liệu chúng tôi cung cấp, các em sẽ học tập thật tốt và đạt thành tích cao trong học tập. | MỞ ĐẦU VỀ SÓNG CƠ PHƯƠNG TRÌNH SÓNG CƠ P1 TÀI LIỆU BÀI GIẢNG I. ĐẠI CƯƠNG SÓNG CƠ HỌC 1. Sóng cơ Định nghĩa phân loại Sóng cơ là những dao động lan truyền Trong môi trường. Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định. Sóng ngang là sóng Trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Ví dụ sóng trên mặt nước sóng trên sợi dây cao su. Sóng dọc là sóng Trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Ví dụ sóng âm sóng trên một lò xo. 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin Biên độ của sóng A là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Chu kỳ sóng T là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua. Tần số ƒ là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng ƒ Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động Trong môi trường. Bước sóng λ là quảng đường mà sóng truyền được Trong một chu kỳ. λ vT λ Bước sóng λ cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là . Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha là . Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha là kλ. Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là 2k 1 . Chú ý Quá trình truyền sóng là một quá trình truyền pha dao động khi sóng lan truyền thì các đỉnh sóng di chuyển còn các phần tử vật chất môi trường mà sóng truyền qua thì vẫn dao động xung quanh vị trí cân bằng của chúng. Khi quan sát được n đỉnh sóng thì khi đó sóng lan truyền được quãng đường bằng n 1 λ tượng ứng hết quãng thời gian là Δt n 1 T. Ví dụ 1. Một người ngồi ở bờ biển quan sát thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 10 m. Ngoài ra người đó đếm được 20 ngọn .