Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn giáo trình "Giáo trình Quang học" được soạn để dùng cho sinh viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có được mở rộng để sinh viên có tài liệu tham khảo một cách thấu đáo. Nội dung phần 1 giáo trình gồm các phần sau: quang hình học, giao thoa ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng. Mời các bạn cùng tham khảo. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ NGUYỄN TRẦN TRÁC DIỆP NGỌC ANH G I Á O T R Ì N H LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2004 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Quang học này được soạn để dùng cho sinh viên Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có được mở rộng để sinh viên có tài liệu tham khảo một cách thấu đáo. Nội dung Giáo trình gồm các phần sau - Quang hình học - Giao thoa ánh sáng - Nhiễu xạ ánh sáng - Phân cực ánh sáng - Quang điện từ - Các hiệu ứng quang lượng tử - Laser và quang học phi tuyến Để giúp sinh viên có điều kiện thuận lợi hơn trong học tập giáo trình này sẽ được bổ sung bởi một giáo trình toán Quang học. Qua tài liệu thứ hai này các bạn sinh viên sẽ có điều kiện củng cố vững chắc thêm các kiến thức có được từ phần nghiên cứu lý thuyết. Người soạn hy vọng rằng với bộ Giáo trình này các bạn sinh viên sẽ đạt kết quả tốt trong quá trình học tập nghiên cứu về Quang học. Soạn giả Nguyễn Trần Trác Diệp Ngọc Anh Chương I QUANG HÌNH HỌC SS1. NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA QUANG HÌNH HỌC. Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm tia sáng để tìm ra các qui luật lan truyền của ánh sáng qua các môi trường tia sáng biểu thị đường truyền của năng lượng ánh sáng. I - NGUYÊN LÝ FERMA. Ta biết rằng theo nguyên lí truyền thẳng ánh sáng trong một môi trường đồng tính về quang học chiết suất của môi trường như nhau tại mọi điểm ánh sáng truyền theo đường thẳng nghĩa là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm cho trước. Khi truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác có chiết suất khác nhau ánh sáng sẽ bị phản xạ và khúc xạ ở mặt phân cách hai môi trường nghĩa là tia sáng bị gãy khúc. Vậy trong trường hợp chung giữa hai điểm cho trước ánh sáng có thể truyền theo đường ngắn nhất không Ta hãy khảo sát thí nghiệm sau O M3 M1 M2 F2 F1 HÌNH 1 Xét một gương êlipôit tròn xoay M1 có mặt trong là mặt phản xạ. Tại tiêu điểm F1 của gương ta đặt một nguồn sáng điểm. Theo tính chất của êlipxôit các tia sáng phát suất từ F1 sau khi phản xạ trên mặt gương đều qua