Phần 1 của giáo trình "Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi" cung cấp cho học viên những nội dung về: công tác trắc địa trong khảo sát và xây dựng tuyến đường; công tác trắc địa trong khảo sát xây dựng cầu; công tác trắc địa trong khảo sát thiết kế công trình thủy lợi - thủy điện; . Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH - - Chủ biên TS. Bùi Ngọc Hùng Tham gia ThS. Nguyễn Thị Mai Anh GIÁO TRÌNH TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỶ LỢI LƯU HÀNH NỘI BỘ Quảng Ninh 2018 1 Chương 1 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG Khái niệm chung về tuyến đường và định tuyến đường Các yếu tố của tuyến đường Tuyến đường là trục thiết kế của công trình đường được đánh dấu ngoài thực địa trên bản đồ bình đồ cho trước bởi toạ độ các điểm cơ bản trên mô hình số của bề mặt thực địa. Các yếu tố cơ bản của tuyến đường bao gồm - Bình đồ là hình chiếu của nó lên trên mặt phẳng. - Mặt cắt dọc là lát cắt đứng của nó dọc theo tuyến thiết kế. Ngoài ra để đặc trưng cho bề mặt địa hình của các công trình dạng tuyến người ta còn thành lập mặt cắt ngang của tuyến. Tuyến đường nhìn chung là một đường cong không gian phức tạp. Trong mặt phẳng tuyến gồm các đoạn thẳng có hướng khác nhau và chêm giữa chúng là các đường cong có bán kính cố định hoặc thay đổi. Trong mặt cắt dọc tuyến bao gồm các đoạn thẳng có độ dốc khác nhau và nối giữa chúng là những đường cong đứng có bán kính không đổi. Các thông số định tuyến Tập hợp tất cả các công tác khảo sát xây dựng theo tuyến được chọn đáp ứng những yêu cầu của các điều kiện kỹ thuật về độ dốc bán kính cong và đòi hỏi chi phí cho việc xây dựng tuyến thấp nhất gọi là công tác định tuyến đường. Trong việc định tuyến bao gồm các thông số sau đây - Thông số mặt phẳng Góc ngoặt bán kính cong phẳng chiều dài các đường cong các đoạn thẳng chêm. - Thông số độ cao các độ dốc dọc chiều dài các đoạn trong mặt cắt và bán kính cong đứng. Định tuyến ở đồng bằng 2 N1 Thµnh phè N2 N3 N4 Nhµ m y Ở đồng bằng vì độ dốc trung bình của mặt đất vùng đồng bằng thường nhỏ hơn độ dốc thiết kế cho phép cho nên công tác định tuyến chủ yếu dựa vào địa vật. Nhưng khi định tuyến ở đồng bằng cần tuân thủ những nguyên tắc sau - Giữa các địa vật có đường bao nên đặt tuyến thẳng. Độ lệch tuyến so với đường thẳng tức là