Nghiên cứu sự thay đổi thành phần loài thực vật ngập mặn tại ven biển miền Bắc, Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bài viết Nghiên cứu sự thay đổi thành phần loài thực vật ngập mặn tại ven biển miền Bắc, Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu trình bày những kết quả nghiên cứu về sự thay đổi thành phần loài cây ngập mặn tại khu vực ven biển miền Bắc, Việt Nam theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. | NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Hồng Hạnh Nguyễn Văn Linh Lê Đắc Trường Phạm Hồng Tính Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Rừng ngập mặn cũng được biết đến là hệ sinh thái mang lại nhiều dịch vụ sinh thái giá trị cho con người như bảo vệ bờ biển chống xói lở phòng chống thiên tai như bão gió cũng như làm giảm thiệt hại có thể gây ra bởi sóng thần lưu giữ phù sa tích lũy dinh dưỡng điều tiết và làm sạch nước tạo cảnh quan sinh thái cho du lịch giải trí và nghiên cứu khoa học . và là một bể chứa Cacbon . Tuy nhiên bên cạnh những tác động của con người sự thay đổi của khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi thành phần loài cây ngập mặn theo kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bối cảnh biến đổi khí hậu rừng ngập mặn tại ven biển miền Bắc vẫn phát triển và chưa bị thay đổi bằng một thảm thực vật hay hệ sinh thái khác. Tuy nhiên thành phần loài có sự thay đổi đáng kể. Tại huyện Tiên Yên Quảng Ninh độ quan trọng của loài Trang K. obovata hiện tại gần 60 và tương đối ổn định cho tới năm 2030. Nhưng sau đó Trang K. obovata giảm rõ rệt và tới năm 2100 chỉ còn dưới 2 . Trong khi đó Sú A. corniculatum có xu hướng tăng lên từ 20 đến 40 trong giai đoạn 2020 - 2080 nhưng đến năm 2100 thì độ quan trọng của Sú A. corniculatum chỉ còn khoảng 5 . Đối với các khu vực nghiên cứu khác gồm huyện Tiên Lãng Hải Phòng Tiền Hải Thái Bình Giao Thuỷ Nam Định hay Kim Sơn Ninh Bình rừng ngập mặn vẫn phát triển với độ quan trọng của các loài có sự thay đổi nhưng không lớn như đối với khu vực huyện Tiên Yên Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu là cơ sở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
568    77    4    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.