Bài viết Tính toán mô phỏng lan truyền carbon monoxit trong không khí quanh trường bắn bằng mô hình khí tượng aermod được thực hiện nhằm mô phỏng quá trình lan truyền CO trong không khí từ hoạt động của trường bắn trên cơ sở ứng dụng hệ mô hình khí tượng TAPM và mô hình chất lượng không khí AERMOD. | Nghiên cứu khoa học công nghệ Tính toán mô phỏng lan truyền carbon monoxit trong không khí quanh trường bắn bằng mô hình khí tượng aermod Trần Tuấn Việt1 Trần Ngọc Lam Tuyền1 Nguyễn Thị Ngọc Phượng1 Trần Hải Nam2 Nguyễn Tất Thành1 1 Viện Nhiệt đới môi trường 2 Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7. Email Nhận bài 29 8 2022 Hoàn thiện 05 11 2022 Chấp nhận đăng 28 11 2022 Xuất bản 20 12 2022. DOI https TÓM TẮT Trường bắn là nơi huấn luyện diễn tập bắn đạn thật hội thi hội thao kiểm tra thử nghiệm vũ khí và hủy các loại bom đạn quá hạn sử dụng. Bên cạnh việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm như nước thải chất thải rắn hoạt động của trường bắn cũng phát thải một số chất ô nhiễm không khí một trong những sản phẩm chính từ quá trình cháy nổ này là carbon monoxit CO . Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô phỏng quá trình lan truyền CO trong không khí từ hoạt động của trường bắn trên cơ sở ứng dụng hệ mô hình khí tượng TAPM và mô hình chất lượng không khí AERMOD. Kết quả từ mô hình cho thấy chỉ một số thời điểm ngắn trong năm có nồng độ CO trung bình một giờ cao nhất là µg m3 ở vùng diện tích là 200m x 200m ở ngay trong khu vực bắn. Kết quả mô phỏng cũng được ứng dụng xây dựng các kịch bản nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí phát sinh từ hoạt động này góp phần bảo vệ môi trường không khí xung quanh. Từ khóa Lan truyền CO Kiểm soát ô nhiễm không khí TAMP AERMOD. 1. GIỚI THIỆU Trường bắn là nơi diễn tập bắn đạn thật hội thi hội thao kiểm tra thử nghiệm vũ khí và hủy các loại bom đạn quá hạn sử dụng. Hệ thống trường bắn của quân đội được xây dựng ở hầu hết các địa phương trong cả nước với mức độ quy mô khác nhau. Trong quá trình hoạt động huấn luyện diễn tập bắn đạn thật thì việc phát sinh các chất ô nhiễm ra môi trường. Để ứng phó tốt các sự cố về môi trường chúng ta cần dự đoán trước về mức độ và hướng phát tán của các chất ô nhiễm. Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã dùng mô hình .