Đánh giá ảnh hưởng của hiệu ứng thời gian chết trong phân tích kích hoạt neutron lặp vòng

Bài viết Đánh giá ảnh hưởng của hiệu ứng thời gian chết trong phân tích kích hoạt neutron lặp vòng trình bày ảnh hưởng của hiệu ứng thời gian chết trong phân tích kích hoạt neutron lặp vòng (CNAA) đã được đánh giá bằng phương pháp thực nghiệm trên Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. | ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG THỜI GIAN CHẾT TRONG PHÂN TÍCH KÍCH HOẠT NEUTRON LẶP VÒNG HỒ VĂN DOANH1 HỒ MẠNH DŨNG2 1 Viện Nghiên cứu Hạt nhân 01 Nguyên Tử Lực Tp. Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng 2 Trung Tâm Hạt nhân 217 Nguyễn Trãi Quận 1 TP. Hồ Chí Minh Email hovandoanh@ Tóm tắt Trong nghiên cứu này ảnh hưởng của hiệu ứng thời gian chết trong phân tích kích hoạt neutron lặp vòng CNAA đã được đánh giá bằng phương pháp thực nghiệm trên Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Các hệ số hiệu chính sau khi được xác định đã được sử dụng trong việc xác định một số nguyên tố thông qua các hạt nhân sống ngắn như 46m Sc 18 75 giây 179m Hf 18 67 giây 165mDy 75 42 giây 52V 3 74 phút và 51Ti 5 76 phút . Sau hiệu chỉnh kết quả phân tích đã được cải thiện đáng kể khi so sánh trước và sau khi hiệu chính cũng như giữa giá trị hàm lượng xác định và giá trị phê chuẩn của vật liệu chuẩn tham khảo NIST-SRM-2711A. Kết quả cho thấy phương pháp hiệu chính thực hiện trong nghiên cứu này có thể áp dụng trong những trường hợp thời gian chết lên đến 50 trong phân tích kích hoạt neutron lặp vòng tại Kênh 13-2 và Cột nhiệt Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Từ khóa Thời gian chết Phân tích kích hoạt neutron Kích hoạt lặp vòng CNAA. GIỚI THIỆU Nhiều phương pháp đã từng được phát triển trong quá khứ để khôi phục sự mất số đếm do thời gian chết. Các phương pháp này bao gồm live-time clocks LTC và loss-free counting LFC . Kỹ thuật mở rộng LTC hiệu chỉnh bằng cách kéo dài thời gian đo để bổ sung phần số đếm bị mất. Kỹ thuật này cho kết quả chính xác đối với thời gian chết nhỏ hơn 10 và mẫu đo có tốc độ đếm tổng hầu như không thay đổi suốt quá trình đo. Trong khi đó kỹ thuật LFC cho kết quả tốt hơn đối với mẫu đo có hoạt độ cao và tốc độ đếm thay đổi đáng kể suốt khoảng thời gian ghi nhận. Tuy nhiên phương pháp LFC không tính được sai số của diện tích đỉnh. Do đó kỹ thuật zero dead-time ZDT được phát triển nhằm khắc phục nhược điểm trên kỹ thuật ZDT có khả năng hiệu chỉnh số đếm bị mất khi đo mẫu hoạt độ cao và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.