Nghiên cứu "Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá song dẹt (Epinephelus bleekeri ) giai đoạn từ cá bột lên cá hương" được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá song dẹt (Epinephelus bleekeri) giai đoạn cá hương. Chiều dài ban đầu của cá hương thí nghiệm là 1,81 ± 0,02 mm . Mời các bạn cùng tham khảo. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1 2022 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ SONG DẸT Epinephelus bleekeri GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG EFFECT OF STOCKING DENSITY ON GROWTH PERFORMANCE AND SURVIVAL RATE OF DUSKYTAIL GROUPER Epinephelus bleekeri FROM FRY TO FINGERLING Nguyễn Anh Hiếu1 Nguyễn Văn Dũng2 1 Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III Tác giả liên hệ Nguyễn Văn Dũng Email ngvandungria3@ Ngày nhận bài 18 01 2022 Ngày phản biện thông qua 16 03 2022 Ngày duyệt đăng 28 03 2022 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá song dẹt Epinephelus bleekeri giai đoạn cá hương. Chiều dài ban đầu của cá hương thí nghiệm là 1 81 0 02 mm. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức bao gồm 10 20 và 30 con L. Cá được cho ăn thức ăn là luân trùng nauplius của Artemia và tổng hợp NRD INVE Thái Lan 3 lần ngày theo nhu cầu trong 30 ngày. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy cá song dẹt ương nuôi ở mật độ 20 con L cho tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều dài khi kết thúc thí nghiệm là 10 57 mm con. Nghiệm thức ương nuôi ở mật độ 20 con L cũng cho hệ số phân đàn thấp tỷ lệ sống cao. Như vậy mật độ phù hợp trong ương nuôi cá song dẹt giai đoạn cá bột lên cá hương là 20 con L để tối ưu tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống. Từ khóa Epinephelus bleekeri cá song dẹt mật độ sinh trưởng tỷ lệ sống ABSTRACT This study was conducted to evaluate the effects of stocking density on growth performance and survival rate of fingerling duskytail grouper Epinephelus bleekeri . The initial length of frys was mm. Three treatments were designed with 3 different stocking densities including 10 20 and 30 ind L. The duskytail grouper was fed rotifer nauplius of Artemia and commercial diets NRD INVE and Thailand with three times daily until satiation for 30 days. Each density treatment was performed triplicates. As a result the highest .