Tài liệu "Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA): Phần 1" cung cấp những thông tin cơ bản về NAMA, các bước xây dựng và thực hiện NAMA, các nguồn tài chính có thể được tiếp cận cho việc thực hiện NAMA ở Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong xây dựng và thực hiện NAMA. Mời các bạn cùng tham khảo. | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA NAMA NHÀ XUẤT BẢN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM HÀ NỘI 2013 H ướng dẫn kỹ thuật xây dựng các hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia NAMA được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng với sự tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP thông qua Dự án Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính CBCC . Tài liệu này có thể được sao chép một phần nội dung phục vụ cho mục đích đào tạo nghiên cứu khoa học và hoặc tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng với điều kiện phải ghi rõ là nội dung đó được trích dẫn từ ấn phẩm này. i LỜI GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỉ 21. Sự phát thải quá mức khí nhà kính từ các hoạt động kinh tế - xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Giảm phát thải khí nhà kính luôn là chủ đề chính của đàm phán tại Hội nghị các bên của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã quy định mục tiêu cắt giảm phát thải cụ thể đối với các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam mặc dù không có nghĩa vụ giảm phát thải định lượng nhưng cũng cần đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải chung toàn cầu để có thể giữ nhiệt độ trái đất vào cuối thể kỷ tăng không quá 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Năm 2007 tại Bali Indonesia khái niệm về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia NAMA được xác định trong Kế hoạch hành động Bali và sau đó được chính thức hóa trong Thỏa thuận Copenhaghen năm 2009. NAMA là một khái niệm tương đối mới và được hiểu như là một công cụ để các nước đang phát triển có thể thực hiện các biện pháp giảm nhẹ