Phần 2 cuốn "Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa" nghiên cứu trình bày các nội dung: Đời sống tinh thần của người Kơho qua các hoạt động văn hóa theo kỳ dịp, đời sống tinh thần của người Kơho qua nghi lễ cưới xin, ma chay. | Chương 4 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KƠHO QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA THEO KỲ DỊP Trên địa bàn thị trấn Lạc Dương có 7 12 tổ dân phố với đa số là người dân tộc bản địa trong đó có ba tổ dân phố có tổ chức kinh doanh văn hóa cồng chiêng Bon Dơng II Bon Dơng I Đăng Gia . Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân đầu người thấp. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân các dân tộc ở thị trấn có một nền văn hóa phong phú độc đáo giàu bản sắc dân tộc có tinh thần tương thân tương ái và tính cộng đồng cao. Nhân dân ham thích các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao và có ý thức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa. Các kết quả nghiên cứu từ ngành dân tộc học và nhân học đã chỉ ra rằng cũng như mọi tộc người Tây Nguyên khác người Kơho thường phải cúng kiếng để cầu xin vào các dịp như mùa màng tang ma hôn nhân ốm đau Tùy theo lễ lớn nhỏ mà con vật hiến sinh sẽ được lựa chọn là trâu hay bò heo gà . Đồng thời bao giờ cũng có những ghè rượu. Đến nay tại một số vùng sâu vùng xa các lễ nghi tập quán phong tục cổ truyền của người Kơho ít nhiều vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Kơho đã tin theo những tôn giáo nhập từ bên ngoài vào như Thiên Chúa giáo nhất là Tin lành. Nhiều phong tục cổ truyền cũng đã thay đổi theo thời thế và tín ngưỡng. Tín ngưỡng của người Kơho là vạn vật hữu linh đa thần nên cũng như mọi tộc người thiểu số khác trên cùng địa bàn có rất nhiều các lễ thực được tổ chức hàng tháng hàng năm. Có những lễ cúng từng gia đình nhưng cũng có các lễ cúng của cả cộng đồng Linh Nga NiêkDam 2011 34 . Trong các lễ nghi phong tục tập quán cổ truyền phải kể đến lễ hội văn hóa. Lễ hội văn hóa là một trong những biểu hiện cơ bản của các giá trị tinh thần tồn tại trong cộng đồng làng bản là những phong tục nhằm để đánh dấu hoặc nhắc đến một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống cộng đồng và được đông đảo quần chúng tham gia hưởng ứng.