Bài viết nghiên cứu về tính cộng đồng trong hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân xã đảo Nghi Sơn thuộc vùng biển huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) nhằm chỉ ra những đặc điểm xã hội và văn hóa của cộng đồng nơi đây; cung cấp thêm những tư liệu cùng những luận cứ khoa học cho việc phát huy mặt tích cực, khắc phục một số mặt bất cập trong hoạt động khai thác hải sản, để ngư dân tiếp tục bám biển, phát triển kinh tế gia đình, góp phần bảo vệ chủ quyền biển và hải đảo của Tổ quốc. | VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT COMMUNITY NATURE IN FISHING ACTIVITIES OF FISHERMEN IN NGHI SON ISLAND COMMUNE TINH GIA DISTRICT THANH HOA PROVINCE Vu Van Tuyen Thanh Hoa University of Culture Sports and Tourism Email vuvantuyen@ Received 04 11 2021 Reviewed 09 11 2021 Revised 12 11 2021 Accepted 15 11 2021 Released 20 11 2021 Fishermen often join in hard work and face a harsh environment that contains many unexpected and dangerous factors storms tornadoes etc. and other risks of motorboats. Therefore the fishermen must rely on collective strength. This is the premise for the arising of friendship relationships which are linked by blood relations and villages. The paper analyzes the community nature in fishing activities of fishermen in Nghi Son island commune Tinh Gia district Nghi Son town nowadays in order to point out the social and cultural characteristics of the community in this area. At the same time the author provides more documents and scientific arguments for promoting the positive side overcoming some inadequacies in fishing activities so that fishermen continue to go to the sea contributing to protecting the national sovereignty. Key words Nghi Son island commune Fishing activities Community 1. Đặt vấn đề Nghi Sơn là một xã nằm trọn trên một hòn đảo ngoài biển phía Đông Nam huyện Tĩnh Gia. Phía Bắc phía Nam và phía Đông xã đều giáp Biển Đông phía Tây giáp xã Hải Hà và xã Hải Thượng cùng thuộc huyện Tĩnh Gia. Đảo Nghi Sơn theo dân gian còn gọi là Nha Hải răng của biển sau đổi thành Cù lao Biện do có núi ăn liền nên gọi là Biện Sơn. Thời Lý - Trần gọi là đảo Biện Loan đến thời Nguyễn lại gọi là Biện Sơn. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép Hòn Biện Sơn ở ngoài cửa Bạng 7 dặm thuộc huyện Ngọc Sơn nổi vọt lên giữa biển. Giữa núi về phía Tây Nam có giếng Tẩy Ngọc trên đỉnh núi phía Bắc có đền thờ thần phía Nam có chùa thờ Phật phía Tây có đền thờ Mị Nương công chúa dưới đền là Vũng Ngọc sản xuất ngọc trai. Sườn núi bằng phẳng .