Một số phương pháp nhận biết và phòng trị bệnh gan thận mủ và bệnh xuất huyết trên cá lóc

Bệnh xuất huyết: Do không mô tả các dấu hiệu bệnh xuất hiện trên cơ thể nên có thể dự đoán như sau: Bệnh do vi khuẩn Aeromonads hydrophyla gây ra dấu hiệu bệnh do vi khuẩn này gây ra như sau: | Một số phương pháp nhận biết và phòng trị bệnh gan thận mủ và bệnh xuất huyết trên cá lóc 1. Bệnh xuất huyết: Do không mô tả các dấu hiệu bệnh xuất hiện trên cơ thể nên có thể dự đoán như sau: Bệnh do vi khuẩn Aeromonads hydrophyla gây ra dấu hiệu bệnh do vi khuẩn này gây ra như sau: - Cá bệnh bị xẩm màu tững vùng ở bụng - Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vẩy dễ rơi rụng - Mắt lồi, mờ đục và phù ra, xoang bụng chứa dịch và nội tạng bị hoại tử Cá bị bệnh do vi khuẩn gây ra thường có 2 tác nhân cơ hội: cá bị stress và bị sây sác, bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Cách phòng bệnh: - Không nuôi cá mật độ quá dầy, cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh, không nên cho ăn quá dư thừa. Khi sắp đến mùa bệnh và trong mùa bệnh hàng tháng phải trộn Vitamin C, Beta – Glucan để tăng sức đè kháng cho cá ăn 03 ngày liền - Tránh gây sốc cho cá cũng như tránh đánh bắt làm cá sây sác khi kiểm tra - Cá giống khi mua cần phải kiểm tra kỹ, trước khi thả cần tắm qua nước muối 3% trong 5 – 10 phút - Nuôi cá lóc trong mùng lưới cần định kỳ tẩy rửa không đề rong bám nhiều và dọn sạch cỏ xung quanh - Dùng thuốc tím tắm cho cá liều dùng 10 ppm (10g/m3 nước) Cách trị Trộn thuốc vào thức ăn có thể sử dụng một số kháng sinh sau: - Doxycyline – 1g (hoặc Oxytetraxyline 2 – 4g) cho 1kg thức ăn cho ăn liên tục 5-7 ngày - Kanamycin: 50mg/1kg thể trọng cá cho ăn liên tục 7 – 10 ngày - Nhóm Sulfamid: 150 – 200mg/1kg thể trọng cá cho cá ăn liên tục 5 – 10 ngày Khi sử dụng kháng sinh cũng cần cho cá ăn thêm Vitamin c 1 – 2 g cho 100 kg cá Do vi khuẩn Pseudomonas flourescens gây ra có một số biểu hiện như sau: - Xuất hiện từng đóm đỏ trên da, chunh quanh miẹng và nắp mang, vẩy rụng, rỏ nhất là 2 bên thân và phía bụng - Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt - Mắt mờ đục, bơi lội xoay tròn (lảo đảo), mất thăng bằng Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các tổn thương trên da, mang cá bị stress, nuôi mật độ quá dầy, hoặc do dinh dưỡng kém Cách phòng: - Nuôi mật độ vừa phải, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, nguồn cung cấp nước phải sạch, chọn con giống khỏe mạnh - Dùng thuốc tím tắm cho cá với liều lượng 3 – 5 ppm không quy định thời gian - Sử dụng kháng sinh giống như ở vi khuẩn A. hydrophyla để trị bệnh cho cá 2. Bệnh gan thận mủ: tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Edwarsiella tarda gây ra vi khuẩn này cùng nhóm với E. ictaluri. Khi tiếp xúc với vi khuẩn này cần chú ý vi khuẩn có khả năng gây bệnh trên người. Bệnh thường xảy ra khi môi trường nuôi xấu, nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển là ở 300C tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường. Khi cá bệnh ngoài những dấu hiệu bên ngoài thì gan thận lách cũng có nhiều đóm trắng Phòng bệnh: - Giữ môi trường nuôi sạch, nuôi ở mật độ vừa phải, cũng có thể sử dụng vaccin để phòng bệnh Trị: có thể sử dụng một số kháng sinh như sau: - Flophênicol 20 -30g/ tấn cá - Docyxylin: 50- 70g/ tấn cá - Cipro 50-70g/ tấn cá - Norflox 50-70g/tấn cá - Streptomycine :50-70g/tấn cá Lưu ý: khi điều trị không sử dụng Oxytetraxyline để trị bệnh này. Tốt nhất nên làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh đặc trị.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.