Kiểm toán là một nghề nghiệp mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào các đức tính của người hành nghề nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích của cộng đồng. Trên Tạp chí số 64 (tháng 2/2007), TS. Trần Thị Giang Tân đã có bài viết bàn về vai trò của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và việc cần thiết phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức cũng như xét xử hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Trong số này, tác giả lại tiếp tục | Cho đến những năm 2000, một số vụ bê bối về tài chính và kế toán nổ ra đưa đến sự sụp đổ các công ty hàng đầu trên thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của công chúng, trong đó có lỗi của công ty kiểm toán. Nhà nước Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào hoạt động kiểm toán thông qua việc ban hành luật Sarbanes -Oxley. Luật Sarbanes -Oxley 2002 được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 30/7/2002 nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch của báo cáo tài chính, tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và kiểm toán viên. Ngoài một số điều khoản liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên, Luật Sarbanes -Oxley còn cho phép Uỷ ban giám sát kế toán và kiểm toán các công ty niêm yết (PCAOB) thuộc SEC sẽ quản lý việc đăng ký các công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các công ty niêm yết, thiết lập hay chấp nhận bằng luật lệ đối với các quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng, đạo đức, tính độc lập và các chuẩn mực khác liên quan đến việc soạn thảo báo cáo kiểm toán và thực hiện việc giám sát đối với các công ty kiểm toán.