Bạn luôn được khuyên rằng nên chăm chỉ luyện tập đều đặn nếu muốn có sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau bạn không nên luyện tập vì nó sẽ đi ngược lại lợi ích vốn có. 1. Khi ốm Bạn không nên luyện tập khi cơ thể không được khỏe, nhất là khi bị cảm lạnh. Bởi khi đó, việc luyện tập sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch, kéo dài thời gian đau ốm. Thêm vào đó, khi cơ thể mệt mỏi bạn sẽ rất khó để. | Khi nào không nên luyện tập Bạn luôn được khuyên rằng nên chăm chỉ luyện tập đều đặn nếu muốn có sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên trong những trường hợp sau bạn không nên luyện tập vì nó sẽ đi ngược lại lợi ích vốn có. 1. Khi ốm Bạn không nên luyện tập khi cơ thể không được khỏe nhất là khi bị cảm lạnh. Bởi khi đó việc luyện tập sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch kéo dài thời gian đau ốm. Thêm vào đó khi cơ thể mệt mỏi bạn sẽ rất khó để tập chuyên cần và tập trung. 2. Khi chưa đủ thời gian hồi phục sức khỏe Bạn không nên vội vàng luyện tập thể dục ngay sau khi bạn mới khỏi ốm hay mới phẫu thuật. Nếu tập quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị ốm lại thậm chí lần ốm sau còn nghiêm trọng hơn lần trước. Nếu cảm thấy cơ thể đủ sức tập luyện trở lại bạn cũng nên tập nhẹ nhàng và tăng dần mức độ. Hãy bắt đầu với cường độ bằng một nửa so với khi bạn sung sức nhất. 3. Khi cảm thấy căng thẳng stress Đôi khi bạn cảm thấy không hứng thú với việc luyện tập. Vậy đừng ép cơ thể hãy nghỉ ngơi và thư giãn. 4. Khi bị thương Bất cứ khi nào bị thương bạn phải chắc chắn rằng vết thương hoàn toàn lành hẳn mới bắt đầu luyện tập lại. Trái lại sẽ khiến cho vết thương khó liền hơn và thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều. 5. Khi không biết sử dụng thiết bị luyện tập Nếu bạn lựa chọn hình thức tập luyện với các thiết bị hỗ trợ tại phòng tập thể dục bạn cần am hiểu rõ về tính năng cách thức hoạt động cũng như cách sử dụng các loại máy đó. Lưu ý không nên luyện tập trong trường hợp bạn không biết rõ tính năng cũng như cách sử dụng của các thiết bị hỗ trợ luyện tập điều này sẽ rất nguy .