Nghiên cứu "Phát triển du lịch bền vững nông trại Bình Phước và trải nghiệm văn hóa S'tiêng" nhằm mục đích phân tích thực trạng du lịch tại bình phước trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước là hết sức quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG NÔNG TRẠI BÌNH PHƯỚC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA S TIÊNG Lê Trung Nhân Nguyễn Thị Ngọc Trâm Nguyễn Thị Phương Châu Hồ Quốc Cường Phạm Minh Nghĩa Khoa Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Từ lâu Sản phẩm du lịch luôn được coi là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế dịch vụ ngành công nghiệp không khói này cần được chú trọng đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên để có thể biến những tiềm năng du lịch to lớn của Bình Phước thành cơ hội hiện thực của du lịch với những đóng góp cụ thể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực trạng du lịch tại bình phước trong bối cảnh trên việc nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước là hết sức quan trọng. Từ khoá sản phẩm du lịch du lịch bền vững văn hoá Stieng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng đặc sắc đa dạng và đồng bộ có giá trị gia tăng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế phát triển sản phẩm du lịch xanh tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Điều này buộc ngành Du lịch tỉnh Bình Phước cần phải đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước mở lối cho du lịch phát triển bền vững đóng góp vào mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Trong bối cảnh trên việc Nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước là hết sức quan trọng và cần thiết. Chiến lược này cho phép tỉnh Bình Phước chủ động trong khai thác những lợi thế về tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đủ sức cạnh tranh. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Điểm đến du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư khai thác phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó Cooper và cs. 2 định nghĩa điểm đến là tổ hợp cơ sở vật chất và dịch vụ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Về mặt không gian vật lý điểm đến thường có ranh giới vật lý và hành chính