Bài viết "Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp" tập trung phân tích xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại; phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTM giữa các doanh nghiệp và kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP Phạm Nguyễn Hoài Nam1 Ngô Thị Quỳnh Như1 Nguyễn Thị Đào1 Cao Thị Thùy Duyên2 1 Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Viện Công nghệ Việt - Nhật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD TS. Nguyễn Xuân Bang TÓM TẮT Những năm trở lại đây đại dịch Covid-19 đã để lại cho Việt Nam và nhiều nước trên thế giới những thiệt hại nghiêm trọng nền kinh tế bị ảnh hưởng cá nhân không thể kinh doanh và phải tạm ngừng hoạt động nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc gặp khó khăn như không thể thực hiện đúng đầy đủ hợp đồng đã ký kết. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng xảy ra tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng. Từ đó phát sinh yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên LTM năm 2005 Sđ bs năm 2017 2019 chưa có sự thống nhất đồng bộ với BLDS 2015. Bên cạnh đó pháp luật hiện hành vẫn còn một số điều khoản bất cập khó khăn vướng mắc cần phải quy định cụ thể rõ ràng hơn để Tòa án giải quyết vụ án kinh doanh thương mại có hiệu quả. Điển hình như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nguyên tắc bồi thường thiệt hại xác định và mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp. Trong bài viết này nhóm tác giả tập trung phân tích xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTM giữa các doanh nghiệp và kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật. Từ khóa thiệt hại vi phạm hợp đồng thương mại doanh nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm khoản 1 Điều 302 LTM năm 2005 . Như vậy có thể hiểu rằng BTTH là hình thức trách nhiệm tài sản phải trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện thực hiện .