Bài viết "Tìm hiểu việc nghiên cứu văn học Việt Nam ở Nhật Bản" trình bày về việc nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản trở nên đa dạng hơn về các lĩnh vực như kinh tế, quan hệ quốc tế, nhân học – văn hóa, văn học, lịch sử ngày càng thu hút nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực Lịch sử Việt Nam thì lĩnh vực nghiên cứu có truyền thống và đạt nhiều thành quả chính là Văn học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | TÌM HIỂU VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM Ở NHẬT BẢN Nguyễn Viết Mạnh Nguyễn Mỹ Duyên Viện Công nghệ Việt Nhật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD TS. Hà Minh Tuấn TÓM TẮT Ở Việt Nam chúng ta có những đặc điểm riêng mang tính chất lịch sử và tính truyền thống. Trong đó Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu phê bình và sáng tác ngữ văn của người Việt Nam không kể quốc tịch và thời đại. Nói đến nghiên cứu Văn học Việt Nam thì Nhật Bản là một trong những quốc gia nghiên cứu hàng đầu thế giới. Những năm đầu thế kỷ 20 việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản trở nên phát triển và hàng loạt những bài viết sách kí hay thơ được nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật Bản dịch thuật và giới thiệu. Những năm gần đây việc nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản trở nên đa dạng hơn về các lĩnh vực như kinh tế quan hệ quốc tế nhân học văn hóa văn học lịch sử ngày càng thu hút nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên ngoài lĩnh vực Lịch sử Việt Nam thì lĩnh vực nghiên cứu có truyền thống và đạt nhiều thành quả chính là Văn học Việt Nam. Từ khóa văn học Việt Nam ở Nhật Bản văn học Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản khá sớm từ đầu thế kỉ 20 đã có một số công trình. Đầu những năm 1940 thì số bài viết sách du ký sách dịch và nghiên cứu về Việt Nam tăng lên. Lúc bấy giờ Văn học Việt Nam cũng được nghiên cứu dịch thuật và giới thiệu ở Nhật Bản với số lượng lớn và có hệ thống. Người Nhật Bản tìm đến Văn học Việt Nam như một cách thức để tìm hiểu Việt nam. Đến giữa gần cuối thế kỷ 20 Văn học Việt Nam được dịch ra tiếng Nhật chủ yếu là những tác phẩm văn học có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian này hầu như chưa có tác phẩm nào dịch trực tiếp từ Tiếng Việt. Ví dụ như Tiếng sáo trúc Tiệm đồng hồ ở Điện Biên Phủ. được dịch từ Quốc tế ngữ Esperanto . Quốc tế ngữ là thứ ngôn ngữ nhân tạo không phù hợp đối với việc dịch tiểu thuyết. Nói cách khác ngôn ngữ này đã tước bỏ đi phần tình cảm chỉ còn có phần thông tin. Vì thế tiểu thuyết được dịch từ Quốc tế ngữ có