Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh giao lưu kinh tế và thương mại với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi mang đến cho phát triển kinh tế của đất nước, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và giao lưu thương mại quốc tế thì cũng có nhiều thách thức đặt ra đối với đất nước. Trong tình hình đó cơ quan Hải quan phải đối mặt với khó khăn không nhỏ: sự gia tăng về quy mô, tính phức tạp của các hoạt động thương mại quốc tế; nguy cơ khủng bố; mối đe dọa môi trường và sức khỏe cộng đồng; nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế liên quan lĩnh vực hải quan, . Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết. | Kỷ yếu hội thảo Quốc gia VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2023 VÀ TẦM NHÌN 2030 CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM ThS. Hoàng Thị Hồng Cường Phó Tổ trưởng Tổ Cải cách nghiệp vụ HQ Tổng cục Hải quan 1. Mở đầu Ngày nay nhiều cơ quan hải quan trên thế giới đã nỗ lực hợp tác với các đối tác là doanh nghiệp. Việc thiết lập quan hệ đối tác thân thiện đã trở thành một nhiệm vụ của các cơ quan Hải quan bên cạnh nhiệm vụ thu thuế tạo thuận lợi cho thương mại bảo vệ xã hội bảo vệ các ngành nghề và đảm bảo an ninh thương mại. Quan hệ đối tác có tầm quan trọng như nỗ lực chống tham nhũng cải cách và hiện đại hóa hải quan. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng việc thắt chặt hợp tác và đối tác với doanh nghiệp đem lại lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Trong đó cơ quan Hải quan sẽ thu được lợi ích từ sự cải thiện về an ninh và hiệu quả thương mại nâng cao chất lượng kiểm soát. Ngược lại cộng đồng doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ thông quan nhanh chóng chi phí giao dịch thấp thủ tục hải quan minh bạch và dễ hiểu. Về căn bản tạo thuận lợi thương mại là mục tiêu chung và được thiết lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu này cơ quan Hải quan nhận thức rõ tính phức tạp và dễ phương hại của dây truyền cung ứng thương mại quốc tế thấu hiểu nhu cầu và ưu tiên của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần nhận thức và nắm bắt tốt về quy định hệ thống vận hành của cơ quan Hải quan để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức cao. Chiến lược của WCO Hải quan trong thế kỷ thứ 21 đã xác định quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp là một trong mười trụ cột xác lập nên những nền tảng quan trọng của một cơ quan Hải quan hiện đại trong thế kỷ thứ 21. Chiến lược đã chỉ ra Hải quan trong thế kỷ thứ 21 cần có những thảo thuận mang tính chiến lược với các đối tác kinh tế tin cậy. Hải quan cần thấu hiểu mối quan tâm của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp cần nắm bắt tốt .