Thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ quan hải quan cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc do các quy định pháp luật còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu của thực tiễn, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp , sự bùng nổ phát triển của thương mại điện tử. Bài viết này trình bày một số tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hải quan. Qua đó, đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ và kiến nghị trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. | Kỷ yếu hội thảo Quốc gia VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG TÌNH HÌNH MỚI ThS. Nguyễn Hùng Anh - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu NCS. Phạm Văn Bằng - Cục Điều tra chống buôn lậu Thời gian qua Đảng Chính phủ Bộ Tài chính luôn quán triệt và giao nhiệm vụ cho ngành Hải quan trong việc thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển kinh tế. Theo đó tỷ lệ phân luồng tờ khai - luồng đỏ luôn ở mức dưới 5 . Điều này tiềm ẩn rủi ro cao việc các đối tượng lợi dụng chính sách phân luồng miễn kiểm tra hồ sơ kiểm tra thực tế để buôn lậu gian lận thương mại. Do vậy nhiệm vụ kiểm soát phòng chống buôn lậu gian lận thương mại được xác định là nhiệm vụ chính trọng tâm quan trọng của ngành hải quan vừa đảm bảo thực thi các quy định pháp luật vừa để bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân tổ chức doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quyền lợi người tiêu dùng trống thất thu thuế góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển xã hội. Thực tiễn công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được cơ quan hải quan cũng gặp một số khó khăn vướng mắc do các quy định pháp luật còn chồng chéo thiếu tính thống nhất chưa phù hợp với thực tiễn cần được nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp yêu cầu của thực tiễn nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp sự bủng nổ phát triển của thương mại điện tử. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là đất nước có vị trí địa lý thuận lợi cho các hoạt động giao thương di chuyển giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan FTA với các nước trên thế giới. Chính phủ Bộ Tài chính ban hành nhiều chính sách đễ hỗ trợ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên Việt Nam cũng là một trong những điểm nóng các đối tượng buôn lậu hướng tới như mượn đường trung chuyển quá cảnh để