Văn học thiếu nhi Việt Nam xuất hiện từ thập niên 30-40 của thế kỉ XX và đã có những tác phẩm tiêu biểu nhưng phải đến sau năm 1945 mới thực sự phát triển với đội ngũ tác giả ngày càng đông đảo, nội dung phản ánh ngày càng phong phú với những nét đặc trưng riêng. Bài viết sẽ chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi Việt Nam để phần nào giúp độc giả có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về nội dung này. | 12 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM Nguyễn Thị Tâm Viện Thông tin Khoa học xã hội Tóm tắt Văn học thiếu nhi Việt Nam xuất hiện từ thập niên 30-40 của thế kỉ XX và đã có những tác phẩm tiêu biểu nhưng phải đến sau năm 1945 mới thực sự phát triển với đội ngũ tác giả ngày càng đông đảo nội dung phản ánh ngày càng phong phú với những nét đặc trưng riêng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng văn học thiếu nhi Việt Nam vừa mang những đặc trưng cơ bản của văn học Việt Nam lại vừa có tính đặc thù do đối tượng phục vụ chủ yếu là thiếu nhi. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước và trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu nhận định về văn học thiếu nhi Việt Nam bài viết sẽ chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi Việt Nam để phần nào giúp độc giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh về nội dung này. Từ khóa Văn học thiếu nhi Văn học Việt Nam. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Tâm Email tamspvan@ 1. MỞ ĐẦU Tính đến nay văn học thiếu nhi Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 80 năm gồm rất nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Xét trong tương quan chung với nền văn học dân tộc văn học thiếu nhi luôn có những đặc trưng riêng để phản ánh và khắc họa hình ảnh cuộc sống con người in đậm dấu ấn trẻ thơ. Văn học thiếu nhi đem lại cho các em những bức tranh những bài học nhận thức về đời sống xã hội và góp phần mở rộng trí tưởng tượng của các em. Truyện cổ tích truyện đồng thoại truyện ngụ ngôn truyện khoa học đã mở ra trước mắt các em biết bao điều mới mẻ bao câu chuyện kỳ thú có ý nghĩa kích thích ở các em khát vọng hiểu biết thâm nhập vào thế giới xung quanh để làm chủ nó ý thức phấn đấu vươn lên phát triển và hoàn thiện những khả năng tiềm tàng ở bản thân mình. Thông qua đề tài thể loại phương thức và biện pháp mô tả văn học thiếu nhi Việt Nam trang bị cho các em những phẩm chất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới cho tư thế làm chủ tương lai. Những .