Bài viết "Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp tại Việt Nam" phân tích thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước thềm cuộc CMCN , đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia trên thế giới, từ đó vận dụng bài học kinh nghiệm để đề xuất khuyến nghị một số giải pháp phát triển nguồn lực cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Thị Thu Hường Trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ TS. Phạm Thị Nga Trường Đại học Kinh tế amp Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Nhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định cho sự phát triển du lịch nói riêng và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung. Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp CMCN đặt ra những thách thức lớn cho ngành du lịch Việt Nam đó là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ cũng như hình ảnh của du lịch Việt Nam. Thêm vào đó yêu cầu về nhân lực trong ngành du lịch ngày càng cao đặc biệt về yêu cầu chất lượng kỹ năng nghiệp vụ trình độ quản lý ngoại ngữ cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Vì thế cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn diện và tác động sâu sắc của cuộc CMCN . Từ khóa Cách mạng công nghiệp nguồn nhân lực du lịch phát triển. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây ngành du lịch nƣớc ta đã phát triển nhanh chóng đa dạng với nhiều loại hình khác nhau giúp nâng cao tỷ trọng thu nhập trong GDP của nền kinh tế quốc dân góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam cũng đang gặp những khó khăn thách thức không nhỏ về nhiều mặt nổi bật trong đó là vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN . Ngành du lịch đã có những cố gắng huy động cộng đồng các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế để phát triển nguồn nhân lực. Tuy đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng nhìn chung ngành du lịch vẫn trong tình trạng vừa 96 thừa vừa thiếu về số lƣợng yếu về chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới của nền kinh tế đất nƣớc và hội nhập toàn cầu đặc biệt là xu hƣớng CMCN