Giáo dục thẩm mỹ qua lăng kính nghệ thuật

Bài viết "Giáo dục thẩm mỹ qua lăng kính nghệ thuật" tập trung ở khía cạnh giáo dục óc thẩm mỹ qua lăng kính nghệ thuật, dùng lý thuyết vốn văn hóa của Pierre Bourdieu kết hợp với lý thuyết chức năng của Radcliffe-Brown để tìm kiếm vai trò, ý nghĩa và các phương thức giáo dục thẩm mỹ hiệu quả qua lăng kính nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo! | GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA LĂNG KÍNH NGHỆ THUẬT . Nguyễn Ngọc Thơ5 Tóm tắt Mục tiêu cao nhất của giáo dục là để làm người tử tế và có ích cho xã hội. Để đạt được mục tiêu ấy giáo dục cần đạt được một số phương tiện kỹ năng sống để giúp con người có đủ khả năng tổ chức sắp xếp điều chỉnh và sàng lọc thực hành sống. Một trong các phương tiện hay kỹ năng ấy chính là óc thẩm mỹ. Óc thẩm mỹ đến lượt nó vừa đóng vai trò là phương tiện để thúc đẩy mục đích cao nhất của giáo dục vừa là một phần của tư duy và kỹ năng sống giúp con người nhận diện ý nghĩa cái hay cái đẹp của cuộc sống nhờ vậy con người có thể sáng tạo ra hoặc chủ động lựa chọn lối sống hay đẹp và hữu ích. Giáo dục thẩm mỹ là một khái niệm trừu tượng thường được cụ thể hóa qua giáo dục kiến thức giáo dục nghệ thuật giáo dục đạo đức và phát triển óc sáng tạo. Bài viết này tập trung ở khía cạnh giáo dục óc thẩm mỹ qua lăng kính nghệ thuật dùng lý thuyết vốn văn hóa của Pierre Bourdieu kết hợp với lý thuyết chức năng của Radcliffe-Brown để tìm kiếm vai trò ý nghĩa và các phương thức giáo dục thẩm mỹ hiệu quả qua lăng kính nghệ thuật. Từ khóa giáo dục thẩm mỹ aesthetics nghệ thuật nghi lễ hóa ritualization vốn văn hóa habitus . 1. Đặt vấn đề Giáo dục Nho học từ xưa đã rất coi trọng óc thẩm mỹ trong đó có năng lực nghệ thuật có thể thấy qua bộ Lục nghệ lễ nhạc xạ ngự thư số thậm chí được xếp trước các kỹ năng và kiến thức chỉ xếp sau yếu tố lễ. Cả lễ và nhạc giúp hun đúc óc thẩm mỹ theo nhãn quan Nho giáo dù rằng lăng kính thẩm mỹ thời ấy chịu sự chi phối cao độ của quan niệm Tam cương ngũ thường. Tiên học lễ hậu học văn phương châm giáo dục truyền thống ngày nay vẫn phát huy tác dụng sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt ít nhất trong một khoảng thời gian nữa của thời tương lai. Trong ba giá trị phổ quát mà con người dù ở đâu trên trái đất này cũng đều theo đuổi luôn có cái Mỹ Chân Thiện Mỹ . Đương nhiên cái Mỹ ở đây là một phạm trù triết học trừu tượng có nội hàm rộng và sâu hơn phạm trù thẩm mỹ mà bài viết này .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.