Bài viết "Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam" nhằm gợi mở những khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho các trường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước. Điều này sẽ giúp sinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hình thành và phát triển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo! | DỰ ÁN BẢO TỒN NGHỆ THUẬT MÚA OTSU-E NHẬT BẢN - KHUYẾN NGHỊ GIÁO DỤC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TỪ MÚA RỐI NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TS. Izawa Ryosuke152 TS. Phạm Văn Luân153 Tóm tắt Trong các trường phổ thông và đại học tại Nhật Bản việc giáo dục văn hóa -nghệ thuật dân tộc hầu như không được thực hiện một cách có chủ đích ngoại trừ các trường chuyên ngành văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên văn hóa truyền thống của địa phương được học sinh tiểu học và trung học cơ sở nhiệt tình học tập. Tại trường Cao đẳng Shiga Nhật Bản chúng tôi cùng sinh viên thực hiện dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống là múa Otsu-e một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Otsu tỉnh Shiga. Từ kinh nghiệm hoạt động của đoàn Múa rối nước Dừa Xanh ở các trường học tỉnh Bến Tre chúng tôi gợi mở những khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho các trường Đại học Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước do. Điều này sẽ giúp sinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình hình thành và phát triển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Từ khóa Bảo tồn di sản phi văn hóa vật thể Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc Múa rối nước Nghệ thuật múa Otsu-e Nhật Bản Việt Nam. 1. Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc ở các trường Phổ thông và trường Cao đẳng - Đại học Nhật Bản Ở Nhật Bản giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc được thực hành ở các trường phổ thông và đại học có chuyên ngành về văn hóa hay nghệ thuật. Ví dụ tại một trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Shiga Nhật Bản trong khoa Âm nhạc học sinh không chỉ được trải nghiệm nhạc cổ điển Nhật Bản mà còn nghiên cứu về những âm sắc đặc biệt trong âm nhạc dân tộc Nhật. Và điều đó được thực hiện với mục tiêu giáo dục là nuôi dưỡng bản sắc dân tộc và hiểu biết về nguồn gốc của mình thông qua âm