Lịch sử văn minh thế giới - Những phát minh KHKT và học thuyết chính trị thời cận đại

Để hiểu rõ hơn về những phát minh KHKT và học thuyết chính trị thời cận đại tài liệu "Lịch sử văn minh thế giới" do Đoàn Trung biên soạn với các nội dung chính như sau: Những phát minh khoa học tạo nên cuộc cách mạng tri thức thế kỉ XVII-XVIII; Những phát minh khoa học, kĩ thuật nổi bật trong thế kỉ XIX; Những học thuyết chính trị thời cận đại. | Lịch sử văn minh thê giới - Đoàn Trung III. Những phát minh KHKT và học thuyết chính trị thời cận đại . Những phát minh khoa học tạo nên cuộc cách mạng tri thức thê kl XvII-XVIII Trong hai thế kỉ XVII và XVIII khoa học đã đạt được những thành tựu lớn đặc biệt trong các ngành thiên văn vật lí hoá học y học. Người phát triển và ủng hộ tính đúng đắn của học thuyết Côpécnic là nhà bác học Đức Giôhan Kêple Johann Kepler . Kêple đã đưa ra 3 định luật về sự chuyển động của các thiên thể. Định luật thứ nhất ông khẳng định Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời không những thế ông còn xác định được quĩ đạo chuyển động của nó không phải là đường tròn mà là hình elíp. Định luật thứ hai Kêple chứng minh vận tốc chuyển động của hành tinh tăng lên khi đang tới gần Mặt Trời và giảm dần khi nó chuyển động xa Mặt Trời. Định luật thứ ba ông đã xác lập được công thức toán học giữa thời gian cần để hành tinh chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời và khoảng cách giữa nó với Mặt Trời. Galilêô Galilê Galileo Galilei một nhà thiên văn học người Ý đã chế tạo ra kính thiên văn để quan sát bầu trời. Galilê cũng là người ủng hộ nhiệt tình học thuyết của Côpecnic. Ông còn là người trực tiếp làm thực nghiệm về sự rơi tự do trên tháp nghiêng thể nói Galilê là người tiến hành hàng loạt thí nghiệm một cách có hệ thống. Vì vậy sau này người ta coi Galilê là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm trong khoa học. Một nhà vật lí người Anh William Gilbert trong một quyển sách xuất bản năm 1600 đã giải thích Trái Đất như một cục nam châm khổng lồ tạo ra một từ trường nhưng không mạnh điều đó làm kim la bàn chỉ xoay về hướng Bắc. Ông còn nghiên cứu về hiện tượng tĩnh điện. Ông thấy rằng không chỉ có hổ phách khi bị chà xát mới hút các vật nhẹ mà có những thứ khác như thuỷ tinh . cũng có tính chất như vậy. Ông gọi đó là hiện tượng hổ phách -electric. electric do từ electron theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là hổ phách . Niutơn I . Newton là một nhà bác học người Anh ông được coi là nhà vật lí vĩ đại nhất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.