Bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đặc trưng “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”" trình bày về những thành tựu đạt được trong thực tiễn xây dựng nhiều quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại đã thích ứng, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn rất đa dạng đã khẳng định đường lối đúng đắn đó của Đảng ta. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC TRƯNG CÓ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN CAO DỰA TRÊN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT TIẾN BỘ PHÙ HỢP Huỳnh Thanh Hiếu Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang Tác giả liên hệ Huỳnh Thanh Hiếu email huynhthanhhieu@ Tóm tắt Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp vừa là đặc trưng cơ bản vừa là mục tiêu quan trọng trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là cốt vật chất cần thiết quyết định thắng lợi của chế độ xã hội mới. Là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn bổ sung lý luận sự vận dụng khoa học quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Lực lượng sản xuất hiện đại phải có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp thể hiện ở chỗ thực tiễn chúng ta đang hoàn thiện mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đạt được trong thực tiễn xây dựng nhiều quan hệ sản xuất nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại đã thích ứng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn rất đa dạng đã khẳng định đường lối đúng đắn đó của Đảng ta. Từ khóa đặc trưng kinh tế xã hội chủ nghĩa quan hệ sản xuất lực lượng sản xuất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ sau chiến thắng của Liên Xô cùng đồng minh trước chủ nghĩa phát xít nhất là sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 và cách mạng Cu Ba năm 1959 chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới trải dài từ Châu Âu sang Châu Á và cả khu vực Mỹ Latinh. Sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một dòng thác cách mạng chủ đạo trong xu hướng phát triển của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên bước sang thập kỷ 70 80 của thế kỷ XX các quốc gia theo mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết đã xuất hiện tình trạng trì trệ xã hội phát triển thiếu năng động và xuất hiện những biến cố chính trị ở một số