Bài viết "Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học ở thành phố Đà Nẵng" tập trung phân tích việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo lí thuyết kiến tạo mang lại đa mục tiêu: vừa trang bị những tri thức, kỹ năng, tư tưởng cho sinh viên; vừa tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm trong cách dạy học mới và dễ dàng vận dụng vào thực tiễn ở nước ta trong thời kỳ hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Lê Thị Hương Vũ Thị Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ Lê Thị Hương email lethihuong_llct@ Tóm tắt Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của sự tương tác lẫn nhau giữa những người tham gia quá trình kiến tạo tri thức. Điều này phù hợp với bản chất của việc học hợp tác trong môi trường hiện đại của các cơ sở đào tạo đại học ở thành phố Đà Nẵng nơi mà sinh viên được yêu cầu tương tác cùng nhau trên các công việc học tập để đạt mục tiêu học tập chung. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo lí thuyết kiến tạo mang lại đa mục tiêu vừa trang bị những tri thức kỹ năng tư tưởng cho sinh viên vừa tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm trong cách dạy học mới và dễ dàng vận dụng vào thực tiễn ở nước ta trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa lí thuyết kiến tạo đổi mới phương pháp dạy học lý luận chính trị Đà Nẵng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lí thuyết kiến tạo ra đời từ thế kỷ 18 được phát triển bởi nhà tâm lý học Jean Piaget 1896 - 1980 người Thụy Sĩ với ưu thế vượt trội của nó rất phù hợp khi vận dụng ở môi trường đại học ở Đà Nẵng nói riêng và nước ta nói chung góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nguyên nghĩa từ kiến tạo trong từ điển Tiếng Việt được hiểu là xây dựng nên Hoàng 2000 . Quan điểm của lí thuyết kiến tạo cho rằng mục đích của việc dạy học là làm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm của người học giúp họ xây dựng kiến thức riêng và thể hiện kiến thức từ trải nghiệm của mình. Việc học tập không phải chỉ diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giảng viên hay giáo trình đến bộ não của sinh viên mà thay vào đó mỗi người học tự xây dựng được các hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng họ người học là trung tâm của tiến trình kiến tạo .